RẮN MAI GẦM GIA LAI Calamaria gialaiensis LOÀI MỚI ĐƯỢC PHÁT HIỆN Ở VIỆT NAM
Nguyễn Quảng Trường - Phùng Mỹ Trung – Admin Website Sinh vật rừng Việt Nam
Trong chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Việt Nam) với Vườn thú Cologne (Đức), một loài rắn mới vừa được phát hiện ở Việt Nam được đặt tên là Rắn mai gầm gia lai Calamaria gialaiensis Ziegler, Nguyen & Nguyen, 2008. Theo cuốn sách Bò sát và ếch nhái Việt Nam (Herpetofauna of Vietnam) vừa được xuất bản năm 2009 thì đây là loài rắn mai gầm thứ sáu được ghi nhận ở Việt Nam.
Mẫu chuẩn dùng để mô tả loài Rắn mai gầm gia lai được thu tại Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai từ năm 1999. Mẫu này có chiều dài thân 420 mm, dài đuôi 37 mm; có 13 hàng vảy quanh thân, 3 + 191 vảy bụng, lưng màu nâu nhạt, có đốm thẫm ở cổ và một số đốm dọc sống lưng ở vùng trước lỗ huyệt, có 2 đôi đốm sáng màu và 1 khoanh màu vàng ở mút đuôi. Mô tả chi tiết về loài rắn mới này được đăng tải trên tạp chí Current Herpetology (tập 27, số 2) của Nhật Bản..
|
|
|
|
Rắn mai gầm gia lai Calamaria gialaiensis. Ảnh: Thomas Ziegler
|
|
|
Đặc điểm sinh học: Loài này được ghi nhận ở độ cao 500-700 m so với mục nước biển, trong rừng thường xanh nhiệt đới và là loài hoạt động vào ban đêm.
|