KHÁM PHÁ THÊM MỘT LOÀI THẰN LẰN CHÂN NGÓN ĐẶC HỮU CỦA VIỆT NAM
Ngô Văn Trí - Phòng Công nghệ và Quản lý Môi trường, Viện Sinh học Nhiệt đới TP.HCM
Đây là khám phá của các nhà nghiên cứu động vật gồm Ngô Văn Trí, Phòng Công nghệ và Quản lý môi trường, Viện Sinh học Nhiệt đới TP.HCM, GS. L. Lee Grismer, Khoa Sinh Trường Đại học La Sierra, California, Hoa Kỳ, và Jesse L. Grismer, Khoa Sinh, Đại học Villanova, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ.
Công trình này được xuất bản trên Tạp chí chuyên ngành Zootaxa 1967 số ra ngày 20/12/2008.
Loài thằn lằn chân ngón Hòn Tre có kích cỡ đầu thân trung bình khoảng 72,4–88,9mm. Thằn lằn Hòn Tre là động vật hang điển hình có thân hình mảnh khảnh, mắt to, mõm dài, các chi mảnh khảnh thích nghi với đời sống trong hang sâu ở đảo Hòn Tre, vùng đệm của Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang.
Màu sắc cơ thể trông đẹp mắt cơ thể có màu nâu hồng nhạt đầu có một vạch được viền bởi màu trắng sau gáy, lưng có 3 vạch lớn nâu đậm được viền bởi màu trắng nhạt trên lưng giữa chân trước và chân sau, đuôi có 1 vạch nâu rộng được viền bởi màu trắng ở mặt trước trên cuốn đuôi.
Đây là loài thằn lằn đặc hữu thứ 5 thuộc họ Tắc kè – Gekkonidae được khám phá ở Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang sau các loài thằn lằn đá ngươi tròn đuôi trắng – Cnemaspis caudanivea sp. nov. Grismer & Ngô, 2007, thằn lằn đá ngươi tròn chân cam – Cnemaspis aurantiacopes sp. nov. Grismer & Ngô, 2007, thằn lằn chân ngón Eisenmani – Cyrtodactylus eisenmani sp. nov. Ngô, 2008, rắn lục Hòn Sơn – Cryptelytrops honsonensis sp. nov. Grismer, Ngô & Grismer, 2008.
Đây cũng là loài thằn lằn thứ 10 và là loài bò sát thứ 11 được Ngô Văn Trí và các nhà nghiên cứu khác khám phá ở Việt Nam trong 1 năm qua. 10 loài là đặc hữu hẹp của Việt Nam
|
|
|
|
|
|
|
|
Thằn lằn ngón hòn tre Cyrtodactylus hontreensis Ảnh: Phùng mỹ Trung |
|
|