Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

BỆNH NẤM ĂN DA CÓ NGUỒN GỐC CHÂU Á XUẤT HIỆN TRÊN CÁC QUẦN THỂ CÁ CÓC VÀ SA GIÔNG CHÂU ÂU

Nguyễn thiên Tạo – Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.

 

Kết quả được công bố trên tạp chí Science số 346 tập 6209 ngày 31 tháng 10 năm 2014 của nhóm nghiên cứu gồm giáo sư An Martel Đại học Ghent-Bỉ, NCS Nguyễn Thiên Tạo - Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng các cộng  sự khác, đã cảnh báo về một loại bệnh nấm ăn da xâm nhập vào châu Âu bởi con người, đã gây ra một mối đe dọa lớn đối với loài cá cóc và sa giông bản địa. Đây là loài nấm Batrachochytrium salamandrivorans mới phát hiện năm ngoái bởi các nhà nghiên cứu sau khi điều tra một vụ biến động lớn về số lượng của loài sa giông lửa ở Hà Lan.

 

   

Sa giông lứa Salamandra salamandra - tổn thương vùng da do bị nhiễm nấm B. salamandrivorans. Photo: Frank Pasmans

 

Các nhà khoa học cũng đã kiểm tra hơn 5.000 cá thể động vật lưỡng cư từ bốn châu lục để xác định các mối đe dọa của bệnh dịch mới này với các loài khác. Kết quả cho thấy nấm B. salamandrivorans rất nguy hiểm với các loài cá cóc và sa giông, nhưng không ảnh hưởng đến các loài ếch, cóc và ếch giun.
Loài nấm này được phát hiện trên các loài lưỡng cư ở các nước Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam năm 1894 nhưng không gây bệnh, cho thấy nó có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Loài nấm này có thể đã được mang đến châu Âu gần đây, và việc chúng xuất hiện trên các loài lưỡng cư được di cư cho thấy việc buôn bán các loài lưỡng cư liên lục địa là nguyên nhân của dịch bệnh.
Cho đến nay bệnh dịch này mới được phát hiện ra ở Hà Lan và Bỉ, nhưng các nhà nghiên cứu nói rằng nó có thể sớm lan tới các nước châu Âu khác. Giáo sư Martel cho biết: "Khi bệnh xuất hiện một thời gian dài, động vật sẽ phát triển đề kháng với nó. Tuy nhiên với việc toàn cầu hóa, con người và các loài động vật có thể di chuyển khắp nơi trên thế giới, đã mang mầm bệnh cho các vật chủ mà không có cơ hội hình thành kháng thể. Hệ quả là tác nhân gây bệnh như nấm B. salamandrivorans khi đưa đến môi trường mới rất nhanh chóng có thể gây tuyệt chủng nhiều loài".

Các lài cá cóc, sa giông có nguồn gốc từ châu Á đang được buôn bán với số lượng lớn trên toàn cầu. Hơn 2,3 triệu con sa giông bụng lửa của Trung Quốc được nhập khẩu vào Mỹ từ năm 2001 đến năm 2009. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nấm có thể dễ dàng lây nhiễm giữa các cá thể cá cóc, sa giông cùng loài và các loài khác nhau qua tiếp xúc trực tiếp.

 

   
cóc bụng đỏ Trung quốc (Cynops orientalis) bán phổ biến tại các cửa  hàng thú cảnh ở Châu Âu và Mỹ Photo: Frank Pasmans

Nghiên cứu được tài trợ bởi Quỹ nghiên cứu đặc biệt của Đại học Ghent, Hội động vật hoàng gia Antwerp, Bộ Kinh tế Hà Lan, Chương trình JSPS RONPAKU, Nhật bản và Chương trình hỗ trợ cán bộ khoa học trẻ của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Để biết thêm thông tin xin liên hệ:

Nguyễn Thiên Tạo, Phòng Bảo tồn thiên nhiên, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam: [email protected]; Điện thoại 0914899078 và An Martel, Ghent University:  [email protected]

   
Cá cóc tam đảo Paramesotriton deloustali - Ảnh: Phùng mỹ Trung

 

Nguồn tài liệu tham khảo

  1. A. Martel et al. “Recent introduction of a chytrid fungus endangers Western Palearctic salamanders” SCIENCE vol 346, issue 6209, 630-631; 31 october 2014.
  2. Tao Thien Nguyen et al. “A survey for Batrachochytrium dendrobatidis in endangered and highly susceptible Vietnamese salamanders (Tylototriton spp.)”. Journal of Zoo and Wildlife Medicine 44 (3): 627-633.
  3. A policy brief on the threat to European biodiversity from a related disease, Batrachochytrium dendrobatidis, is available at http://www.biodiversa.org/552

 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này