PHẢI CHĂNG ĐÂY LÀ LOÀI MỚI CHO KHOA HỌC ?
Phùng Mỹ Trung – ADMIN WEBSITE |
Việt Nam đã được xem như là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á rất giàu về đa dạng sinh học. Do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo đến vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên. Cho nên Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao. Hệ động vật Việt Nam hết sức phong phú, đến nay 12.000 loài thực vật và 7.000 loài động vật đã được ghi nhận ở Việt Nam.
Tuy nhiên ngoài những con số đáng kinh ngạc này đã minh chứng thu hút nhất về sự giàu có đa dạng sinh học của Việt Nam là sự khám phá gần đầy về một số loài thú lớn mà trước đây chưa từng biết đến. Sao la Pseudoryx nghetinhensis , Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis đều được tìm thấy ở khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, còn loài Mang trường sơn Muntiacus truongsonensis đã được các nhà khoa học tìm thấy ở các khu rừng rậm thuộc tỉnh Quảng Nam. Nhưng dường như chúng ta vẫn đang nỗ lực hết sức để tìm kiếm ra những loài mới cho khoa học. Biết rằng đó không phải là vấn đề một sớm một chiều mà là những quá trình điều tra, nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học Việt Nam. Việc phát hiện ra một loài mới có ý nghĩa hết sức quan trọng nó không những là một điều thú vị cho khoa học mà còn cho thấy việc bảo tồn thiên nhiên của chúng ta đang được quan tâm một cách đúng mức.
Để xác định chính xác một loài có phải là một loài mới hay không ? vấn đề không đơn giản, nó đòi hỏi sự đánh giá, đưa ra những bằng chứng cụ thể, chính xác về loài đó. Hơn nữa cần phải có kiến thức thâm sâu về tất cả các loài thuộc họ mà ta cho rằng đó là loài mới. Phải được thừa nhận bởi các tổ chức khoa học có uy tín và dĩ nhiên đây là một niềm mơ ước của bất cứ ai dấn thân vào con đường nghiên cứu phân lọai học.
Vì một loài có thể có vùng phân bố rộng khắp các vùng của một quốc gia hay nhiều quốc gia. Trong khi đó một số loài lại có vùng phân bố rất hẹp trong 1 vùng lãnh thổ riêng biệt mà ta thường gọi là “đặc hữu”. Đối với những loài đặc hữu, việc nghiên cứu bó hẹp trong một vùng lãnh thổ có thể khá dễ dàng vì chúng chỉ có thể sống ở một dạng sinh cảnh, chỉ chịu được một dải biến đổi hẹp của khí hậu và các điều kiện môi trường khác, hay chỉ sử dụng một hay vài loài thức ăn. Nhưng đối với những loài có vùng phân bố rộng, những loài di cư thì cần việc nghiên cứu không chỉ tính bằng con số vài năm mà có thể cả một đời người cũng vẫn còn chưa đủ …
Những công bố mới nhất gần đây của nhà khoa học người Đức … đã phát hiện ra 2 loài bò sát hoàn toàn mới ở Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng càng minh chứng cho sự đa dạng sinh học ở Việt Nam vẫn còn là mảnh đất màu mỡ cho những người nghiên cứu phân loại. Việc hy vọng tìm ra những loài mới thuộc nhóm bò sát có thể không phải là một điều quá khó đối với chúng ta nếu bạn có dủ sức để làm điều đó.
Việc đưa ra loài “
THẰN LẰN NGÒN CAO VĂN SUNG - Cyrtodactylus caovansungi ” nhằm đưa ra những bằng chứng để mọi người tham khảo và có ý kiến đưa lên Diễn đàn sinh vật rừng để cùng nhau học tập. Những bằng chứng về mô tả, đặc tính sinh thái, vùng phân bố về loài Tắc kè đá núi Chúa mà chúng tôi đề cập trong bài viết này cũng có thể phần nào đánh giá được sự khác biệt giữa 3 loài trong đó 2 loài đã được phát hiện và định danh ở những vùng khác nhau thuộc Đông Nam Á có thể sẽ được mọi người quan tâm và đưa ra được câu hỏi cuối cùng: “Phải chăng đây là loài bò sát mới của Việt Nam ?”
|
|
|
|
Thằn lằn ngón cao văn sung Cyrtodactylus caovansungi – Ảnh: Phùng mỹ Trung
|
|
THẰN LẰN NGÒN CAO VĂN SUNG
Cyrtodactylus caovansungi
Họ tắc kè GEKKONIDAE
Bộ: Có vảy SQUAMATA
Mô tả: Dài thân 15cm gần bằng dài đuôi, trọng lượng khoảng 0,2 gr. Đầu dẹp gần hình tam giác, đầu phủ một lớp vảy mịn, mắt tròn, có màng trong suốt, lưng mịn màu xám đen với 13 vòng hình lục giác đều cuốn quanh thân từ cổ cho đến mút đuôi, màu trang nhạt ở cạnh. Chân trước và chân sau có 5 ngón và móng vuốt rất sắc. Mắt tròn
Nơi sống, sinh thái: Sống ở độ cao trên 800m (núi Chúa Ninh Thuận) trong các hang khu vực có nhiều đá mẹ ven suối. Hoạt động ban đêm. Thức ăn chủ yếu của chúng (trong dạ dày lúc bắt được) gồm các loại mốt, bướm đêm, côn trùng đất và chấu, dế mèn…) Mới nhìn chúng rất giống loài Cyrtodactylus paradoxus có vùng phân bố ở Hòn Chông - Kiên Lương - Kiên Giang Việt Nam..
Nếu bạn là nhà nghiên cứu về bò sát bạn có thể đưa ra những ý kiến tại diễn đàn sinh vật rừng Việt Nam để cùng nhau thảo luận về loài này - Chân thành cảm ơn !
|