PHÁT HIỆN LOÀI CÓC MÀY MỚI LEPTOLALAX BOTSFORDI Ở FANSIPAN VIỆT NAM.
Đậu Quang Vinh – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Việt Nam
Trong chương trình hợp tác nghiên cứu khảo sát Lưỡng cư, Bò sát giữa Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và Bảo tàng Australia. Trong đợt khảo sát vừa qua ở Vườn quốc gia Hoàng Liên thuộc tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Các nhà nghiên cứu Jodi Rowley (Bảo tàng Úc), Nguyễn Thiên Tạo (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam), Đậu Quang Vinh (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Việt Nam) đã phát hiện và mô tả loài cóc mày mới thuộc giống Leptolalax ở độ cao khoảng 2800 gần đỉnh Panxipang, đỉnh cao nhất Đông Dương, đây là loài có độ cao phân bố cao nhất trong các loài thuộc giống này cho đến thời điển hiện tại.
Loài cóc mày mới có tên Cóc mày botsford Leptolalax botsfordi - được vinh danh ông Christopher Botsford vi những tích cực ủng hộ, đóng góp nghiên cứu bảo tồn bò sát lưỡng cư và xây dựng năng lực khoa học ở châu Á.
Đặc điểm nhận dạng của loài Leptolalax botsfordi là các đặc trưng sau: Mặt trên thân màu mâu đỏ đậm, mặt bụng lốm đốm trắng; con đực có chiều dài thân khoảng 29.1–32.6 mm, con cái 30.0–31.8 mm; không có các đốm đen bên sườn; nếp da bên các ngón chân yếu. Cá thể đực và cá thể cái rất khó phân biệt vì kích thước và màu sắc.
Loài cóc mày botsfordi chỉ phát hiện ở trên khu vực núi cao (2.795–2.815 m) gần đỉnh Fansipan, Vườn quốc gia Hoàng Liên, Lào Cai.
Đây có thể là loài có vùng phân bố hẹp vì chỉ mới phát hiện ở VQG Hoàng Liên và dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, vị trí loài được phát hiện đã có các hoạt động du lịch mạnh và chất thải từ du khách bỏ lại trong khi leo núi chinh phục nóc nhà Đông dương sẽ là một mối nguy hại ảnh hưởng đến số lượng cá thể trong quần thể của loài này.
Đây là loài cóc mày thứ 14 được phát hiện và công bố ở Việt nam.
|
|
|
|
Cóc mày botsfordi - Leptolalax botsfordi - Ảnh: Jodi Rowley |
|
|