Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

DANH PHÁP CHI THỰC VẬT – VIẾT SAI, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

Đỗ Xuân Cẩm – Giảng viên Đại học Huế

Phần 1: Một vài nguyên tắc gọi tên bậc phân loại thực, động vật...

 

Phần 2: Thuật ngữ chi "giống" trong phân loại sinh vật...

Phần 6: Hướng dẫn cách viết Latin dược liệu...

Phần 3: Danh pháp loài...

Phần 7: Hướng dẫn cách đọc Latin...

Phần 4: Danh pháp các taxon thuộc các bậc phân loại trên loài...

Phần 8: Một số "gốc từ" và "dạng tổ hợp" gốc Hi lạp và Latin...

Phần 5: Làm sao để viết hoa tên một sinh vật chính xác...

Phần 9: Danh pháp chi thực vật - viết sai - giải pháp...

 

Do nhiều trường hợp, nhiều sinh viên ngành sinh học không được học qua những khái niệm cơ bản về tiếng Latin, nên khi học danh pháp các taxon đã dễ mắc phải những nhầm lẫn đáng tiếc.

Đã có nhiều trường hợp, người học mắc phải nguy cơ "trông gà hóa cuốc", viết sai chính tả cũng chẳng hay biết, và hậu quả là, họ cứ học theo lối từ chương, chẳng hiểu danh pháp mình đang học hàm chứa ý nghĩa gì. Hệ quả là khi cần truy cập tài liệu, người học đã thu thập thông tin sai lệch, nếu không muốn nói là ngớ ngấn thì cũng vô bổ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hệ lụy vừa nói là do sinh viên không biết phát âm tiếng Latin, khi tiếp thu một danh pháp thì sao chép từng ký tự, đến lúc học thì cũng chỉ đọc thầm hoặc nhìn nhận bằng sử dụng thần kinh thị giác một cách thụ động. Cuối cùng lúc cần tái hiện, lắm trường hợp họ đã viết sai. Tai hại hơn là chẳng bao giờ nghĩ được rằng, mình đã viết sai, thậm chí cũng chẳng có một chút nghi ngờ gì về danh pháp mình đã viết ra. Cứ thế, mãi thành thói quen buông thả, thiếu năng động tư duy và tiếp tục phạm sai lầm. Đến khi ra trường, một số trong họ làm công tác nghiên cứu, viết báo cáo khoa học, trình bày hội thảo, lắm khi cả hội thảo quốc tế... thậm chí viết sách xuất bản, cũng cứ vô tư ghi sai những gì đã có, mà chẳng hề chủ động tái kiểm định để tra cứu nhằm hiệu chỉnh cho chính xác. Trầm trọng hơn nữa là một vài người trong số họ lại làm nghề giảng dạy, bước lên bục giảng, chuyển tải thông tin cho hậu thế, khi đụng đến danh pháp chỉ viết lên bảng theo ký ức hay sao chép từ sách có trong tay, không đọc, hoặc có đọc nhưng lại đọc tùy hứng, cùng một từ đa âm tiết, lại đọc âm tiết trước theo âm Pháp, âm tiết sau theo âm Anh, âm tiết giữa theo âm Việt, miễn là thuận lưỡi... Và cứ thế sai lại hoàn sai, viết bài giảng, in giáo trình phát hành cho sinh viên, cũng không kiểm soát được. Hậu quả triền miên thế nào thì ai cũng biết rồi.

 

 

Với tình trạng này, đơn giản nhất là chỉ xét ở phạm trù tên chi thực vật thôi, lắm trường hợp do viết sai chính tả, hoặc đã biến tên chi thành một cụm từ vô nghĩa, hoặc đổi tên chi đó thành tên một chi khác. Tôi xin đơn cử một vài ví dụ để minh chứng cho sự nhầm lẫn này như sau:

Nhầm tên chi
Sai vô nghĩa

Tên chi

Tên họ

Tên chi

Tên họ

Arachis

Fabaceae

Arachnis

Orchidaceae

Aracnis, Arahis

Arthromeris

Polypodiaceae

Arthropteris

Davalliaceae

Arthomeris

Arundina

Orchidaceae

Arundinaria

Poaceae

Arumdina

Begonia

Begoniaceae

Bignonia

Bignoniaceae

Bigonia, Begnonia

Bergia

Elastinaceae

Berrya

Tiliaceae

Begia, Berya

Boehmeria

Urticaceae

Boerhavia

Nyctaginaceae

Boemeria, Boeravia

Calanthe

Orchidaceae

Calathea

Marantaceae

Calanthea, Calathae

Centranthera

Scrophulariaceae

Centratherum

Asteraceae

Centranthea, centraterum

Cyathea

Cytheaceae

Cyathula

Amaranthaceae

Cyathae, Cyatula

Drynaria

Polypodiaceae

Drymaria

Caryophyllaceae

Drinaria, Drymarya

Morinda

Rubiaceae

Moringa

Moringaceae

Morimda, Moriga

Narenga

Poaceae

Narengi

Rutaceae

Ragenra, Naregi

Pentace

Tiliaceae

Pentacme

Dipterocarpaceae

Pentaee, Pentacine

Rhapis

Arecaceae

Rhaphis

Orchidaceae

Rapis, Raphis

Rhynchodia

Apocynaceae

Rhynchosia

Fabaceae

Ryncodia, Rhincosia

Salacca

Arecaeae

Salacia

Celastraceae

Salaca, Salacci

Vernonia

Asteraceae

Veronica

Scrophulariaceae

Venonia, Veronia

Những ví dụ vừa nêu đã cho chúng ta thấy, chỉ mới xét ở một số tên chi thực vật, đã có hiện tượng nhiều tên chi gần đồng dạng rất dễ nhầm lẫn, dễ sai sót, nếu xét kỹ hơn và sâu rộng hơn cho cả động vật học, vi sinh vật học... chúng ta sẽ còn gặp không ít trường hợp tương tự. Do vậy, tôi nghĩ rằng không còn cách nào hơn là chí ít người học cũng phải biết phát âm tiếng Latin, mà phải phát âm chính xác, không lai tạp. Có người cho rằng, tiếng Việt sử dụng mẫu tự Latin, nên phát âm các cụm từ Latin theo kiểu tiếng Việt là được. Đó là một cách quy nạp thiếu cơ sở khoa học. Cũng có người nhầm tưởng tiếng Latin giống tiếng Pháp, nên phát âm nó như âm tiếng Pháp. Đó cũng là cách tư duy thiếu tính cơ sở và tính hệ thống. Đọc tiếng Latin theo âm Anh lại càng trái khuấy, không thể giúp chúng ta viết đúng các danh pháp được.

Nói tóm lại, đã là sinh viên ngành sinh học, dù là sinh học lý thuyết hay sinh học thực nghiệm, muốn sử dụng tốt cái hồn của danh pháp khoa học chuyên ngành thì không thể không học những nét cơ bản về tiếng Latin (Phát âm và Ngữ pháp sơ đẳng) và cách sử dụng tiếng Latin trong sinh học. Học thế nào, học những gì, học ở đâu... là tùy nhận thức và điều kiện thực tế của từng người, từng trường.

 

 

 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này