TRA CỨU VÀ NHẬN BIẾT HỌ ĐỘNG VẬT (THÚ)
|
|
Tra cứu họ động vật: |
|
|
|
|
|
|
|
|
Dúi Rhizomydae |
|
|
|
|
Gồm những loài gặm nhấm sống dưới mặt đất, hoạt động đều diễn ra trong hang. Đặc điểm đặc trưng của họ này là đuôi không có lông, phủ vảy sừng nhỏ, thân phủ lông mềm. Răng cửa không có chân răng, phát triển liên tục. Không có răng nanh. Nơi sống là tronh hang tự đào ở những khu rừng có nhiều tre, nứa trong các khu rừng thường xanh. Thức ăn chủ yếu là củ, rễ cây của các loài thực vật họ cỏ Poaceae trong vùng phân bố. Mỗi năm đẻ 2 lứa mỗi lứa đẻ 2-4 con. Ở Việt Nam có 2 loài. |
|
|
Gấu Ursidae |
|
|
|
|
Gồm những loài thú cỡ lớn, dáng đi nặng nề, đuôi ngắn, đầu tròn, mõm dài. Cổ ngắn và to. Chân tay to, bàn lớn, có 5 ngón, ngón có vuốt lớn và cong. Kiểu đi bằng bàn. Bộ răng 3(2).1.4(3.2).2/3.1.4(3.2).3 = 42(40.38.34) chiếc. Răng cửa tương đối lớn, răng nanh to khoẻ, răng hàm có nón răng rộng, thích nghi với chế độ ăn thực vật. Nơi sống là những khu rừng già nguyên sinh, thứ sinh. Mỗi năm đẻ 1 lứa mỗi lứa 1-3 con. Ở Việt nam có 2 loài |
|
|
Hươu nai Cervidae |
|
|
|
|
Thú móng guốc chẵn có kích thước lớn trong bộ Ngón chẵn Artiodactyla. Con đực có sừng, sừng đặc, mang nhánh, rụng, thay thế hàng năm. Thức ăn là các loài thực vật, nhai lại thức ăn. Dạ dày có bốn ngăn (túi cỏ, túi tổ ong, túi múi khế, túi múi sách) Bộ răng thiếu 0.1.3.3/3.1.3.3 = 34 chiếc. Sống trong các khu rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh các savan. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa đẻ 1 con. Ở Việt Nam có 7 loài thuộc 3 giống. |
|
|
Khỉ Cercopithecidae |
|
|
|
|
Là một trong những họ phổ biến nh ất ở Việt nam. Hoạt động ban ngày, trên cây và mặt đất. Là những loài ăn tạp hay ăn thực vật. Bộ não phát triển. Bộ xương mặt hình thành rõ ràng và hướng về phía trước. Mặt ít hoặc trụi lông. Chi và đuôi dài. Bộ răng 2.1.2.3/2.1.2.3 = 32 chiếc. Răng cửa to, răng nanh hình nón. Mỗi năm đẻ 1 lứa mỗi lứa đẻ 1 con. Nơi sống chủ yều là rừng già nguyên sinh và thứ sinh. Một số loài sống ở rừng ngập mặn. Hầu hết các giống của họ này sống ở châu Phi. Chỉ có 1 giống Macaca sống ở châu Á. Ở Việt nam có 10 loài. |
|
|
Lợn Suidae |
|
|
|
|
Gồm các loài thú ngón chẵn, ngón số II và IV phát triển, ngón II và ngón V bé. Đầu guốc chân bao bọc bằng một lớp sừng (móng), ăn tạp, không nhai lại thức ăn. Dạ dày đơn (một ngăn). Bộ răng 3.1.4.3/3.1.4.3 = 44 chiếc. Nơi sống là ở các khu rừng thường xanh nguyên sinh hoặc thứ sinh. Thức ăn chính là các loài thực vật, động vật không xương sống, côn trùng đất. Mỗi năm đẻ 1 lứa nơi đẻ thường là trong hang hốc tự đào. Mỗi lứa đẻ từ 2-10 con. Con non mới đẻ khoẻ mạnh. Ở Việt Nam có 1 loài thuộc giống Sus. |
|
|
Mèo Felidae |
|
|
|
|
Gồm các loài thú ăn thịt điển hình và thích nghi với phương thức săn bắt mồi sống. Thân hình cân đối. Đầu tròn, cổ khá to, thân ngắn thon, đuôi dài. Dưới chân có nệm thịt, đi lại không gây tiếng động. Vuốt dài, cong khoẻ, có thể co rụt. Mắt tinh, tai thính. Bộ răng chuyên hoá với chế độ ăn thịt sống. Công thức răng 3.1.3.1/3.1.2.1 = 30 chiếc. Các loại răng đều có khả năng cắt. Răng nanh to, khoẻ và phát triển nhất. Răng hàm có nhiều mấu sắc. Sống ở nhiều sinh cảnh khác nhau. Thức ăn chính là các loài động vật ăn cỏ. Mỗi năm đẻ 1 lứa nơi tổ đẻ thường là hang hoặc trong các hốc cây, hang động nhỏ. Mỗi lứa đẻ từ 1-3 con. Con non mới đẻ yếu. |
|
|
Sóc bay Petauristidae |
|
|
|
|
Gồm những loài gặm nhấm sống trên cây, hoạt động, kiếm ăn đêm. Đặc điểm đặc trưng của họ này là có màng cánh da, có khả năng bay lượn. Đuôi dài, bông. Răng cửa không có chân răng, phát triển liên tục. Không có răng nanh. Nơi sống là các khu rừng thường xanh. Thức ăn chủ yếu là quả hạt các loài thực vật trong vùng phân bố. Mỗi năm đẻ 2 lứa mỗi lứa đẻ 3 con. Ở Việt Nam có 7 loài thuộc 3 giống Belomys, Hylopetes, Petaurista. |
|
|
Sóc cây Sciuridae |
|
|
|
|
Gồm những loài gặm nhấm sống trên cây, hoạt động, kiếm ăn đêm. Đặc điểm đặc trưng của họ này là chân trước có 4 ngón. Đuôi dài, bông. Bộ răng 1.0.2.3/1.0.2.3 = 24 chiếc. Răng cửa không có chân răng, phát triển liên tục. Không có răng nanh. Nơi sống là các khu rừng thường xanh. Thức ăn chủ yếu là quả hạt các loài thực vật trong vùng phân bố. Mỗi năm đẻ 2 lứa mỗi lứa đẻ 2-3 con. Ở Việt Nam có 10 loài. |
|
|
Tê giác Rhinocerotidae |
|
|
|
|
Thú móng guốc lẻ có kích thước rất lớn, đi bằng ngón, chân ngắn, có 3 ngón. Thiếu răng nanh, bộ răng thiếu (2.0).0.4.3/2.0).0.4.3 = 36(28) chiếc. Thức ăn chính là các loài thực vật, ngón chân thứ III phát triển, các ngón khác bé. Đầu ngón có guốc. Sống trong các khu rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa đẻ 1 con. Ở Việt Nam có 2 loài nhưng 1 loài tê giác 2 sừng Rhinoceros sumatrensis đã bị tuyệt chủng. |
|
|
Tê tê Manidae |
|
|
|
|
Gồm những loài thú trên mặt đất hoặc trên cây. Thân hình giống bò sát, da phủ vảy sừng. Miệng không có răng, lưỡi có tuyến tiết chất dính để bắt mồi. Sống trong hang ở các khu rừng giàu thảm thực mục, thú ăn đêm. Thức ăn chính là các loài côn trùng đất. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa đẻ 1-2 con. Ở Việt nam có 2 loài là Manis javanica và Manis pentadactyla thuộc 1 giống Manis. |
|
|
Voi Elephantidae |
|
|
|
|
Gồm các loài thú lớn nhất sống trên cạn, thức ăn là các loài thực vật. Chân gồm 5 ngón ngắn, đầu ngón phủ guốc nhỏ. Lỗ mũi và môi trên kéo dài thành vòi, răng mọng thành khối, hai răng trước phát triển thành ngà. Bộ răng 1.0.3.3/0.0.3.3 = 26 chiếc. Nơi sống là các khu rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh. Hai năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa đẻ 1 con. Ở Việt Nam có 1 loài |
|
|
Vượn Hylobatidae |
|
|
|
|
Gồm các Loài linh trưởng thích nghi đặc biệt với đời sống trên cây. Hoạt động ban ngày, Tay dài hơn chân, không có đuôi, không có túi, chai mông nhỏ. Vận động, đi lại chủ yếu bằng tay. Đi lại trên mặt đất bằng hai chân, hai tay giữ thăng bằng. Bộ răng 2.1.2.3/2.1.2.3 = 32 chiếc thích nghi với chế độ ăn tạp. Mỗi năm đẻ một lứa mỗi lứa đẻ 1 con hiếm khi 2. Phân bố chủ yếu ở rừng nguyên sinh. Có 11 loài và chỉ phân bố ở vùng Đông nam Á. Ở Việt Nam có 3 loài (5 phân loài). |
|
|
Tra cứu họ động vật: |
|
|
|
|
|
|
|
|