Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

THUẬT NGỮ VÊ BẬC PHÂN LOẠI SINH VẬT (LỚP)

Lớp: Cá - Pisces
 

Lớp thuộc phân ngành động vật có xương sống, gồm các loài động vật có xương sống ở dưới nước cả đời, thở bằng mang. Lớp cá là lớp đa dạng nhất trong các lớp động vật có xương sống và gồm nhiều loài nhất ( khoảng 20.000 loài), phân bố gần như hầu khằp các lục địa trên trái đất từ xíc đạo đến địa cực

Lớp - lưỡng cư Amphibia
 

Lớp thuộc phân ngành động vật có xương sống, gồm các loài động vật có xương sống ở cạn nguyên thủy nhất như: ếch, nhái, cóc, sa giông và cá cóc. Lưỡng cư có bốn chân năm ngón, da ướt và trần (không có vảy), đai chậu khớp với xương cùng, có tai giữa để tiếp âm trong không khí nhưng không có tai ngoài. Lưỡng cư là động vật biến nhiệt, Con trưởng thành có phổi và sống ở trên cạn, nhưng chúng cũng có thể hô hấp qua lớp da mỏng và ướt. Vì thế lưỡng cư chỉ sống ở chỗ ẩm ướt. Là nhóm lớp động vật thụ tinh ngoài nên phải xuống nước để sinh sản. Trứng của chúng có bọc một lớp màng nhày, ấu trùng có mang để hô hấp và trải qua một quá trình biến thái trước khi thành dạng trưởng thành. Có khoảng 3000 loài chỉ sống ở nước ngọt và nước lợ.

Lớp: Bò sát - Reptilia
 

Lớp động vật có xương sống đầu tiên có bốn chi thích nghi hoàn toàn đối với đời sống trên cạn, có da khô với các vẩy sừng để chống mất nước do bay hơi. Thụ tinh trong và không có giai đoạn ấu thể. Con non phát triển trực tiếp trong trừng có màng ối. Trứng đó có vỏ và được đẻ trên đất ( trứng bọc). Hô hấp chỉ bằng phổi, tim có 4 ngăn nhưng máu đỏ (giàu oxy) và màu đen (đã bị khử oxy) vẫn thường hoà lẫn vào nhau. Khác với chim và thú nhưng lại giống với lưỡng cư ở chỗ bò sát là những động vật biến nhiệt. Bò sát, đặc biệt là thằn lằn khổng lồ là các động vật bốn chân đã thống trị Đại Trung Sinh. Các dạng hiện nay gồm các loài ở cạn chiếm ưu thế như thằng lằn và rắn (thuộc bộ có vảy Squamata) hoặc ở nước như cá sấu và rùa. Những đặc điểm tiến bộ khác của lớp bò sát là ngó chân có móng, và hậu thận. Bò sát tiến hoá từ lớp Lưỡng cư nguyên thủy và các bò sát Trung sinh kể cả các loài các loài có cánh. Một số nhóm của bò sát tiến hoá thành chim và thú. Các bò sát nguyên thuỷ có mắt ở đỉnh nhưng các loài bò sát hiện đại mắt đỉnh tiêu biến.

Lớp: Chim - Aves
 

Lớp động vật có xương sống có cấu tạo thích nghi với đời sống bay lượn, thân phủ lông vũ, hai chi trước biến đổi thành cánh. Xương của chim rỗng, nhẹ và cứng, được tổ chức để cho các loài thuộc lớp này có bộ xương chắc chắn. Phía bụng xương ức và xương lưỡi hái phát triển làm chỗ bám cho các cơ ngực rất khoẻ để nâng, hạ cánh. Chim là động vật máu nóng, cơ thể ngắn và phủ đầy lông vũ đảm bảo cho sự cách nhiệt và tạo ra một tiết diện bề mặt lớn thuận lợi cho việc bay lượn. Hàm dưới hình thành chiếc mỏ sừng, không có răng. Chim đẻ trứng giàu noãn hoàng và có vỏ cứng. Chim là động vật có đời sống xã hội điển hình. Có tập tính chiếm hữu lãnh thổ và ve vãn đực cái, làm tổ, chăm sóc con cái và tiếng kêu. Nhiều loài đi di cư rất xa. Lớp chim có 27 bộ phân hoá thành một số tổng bộ hay phân lớp: tổng bộ Chim chạy (Ratitae) và tổng bộ Chim bay(Carinatae). Cách phân chia này hiện nay không còn được sử dụng trong các hệ thống phân loại chim hiện đại nữa. Chim có nguồn gốc từ

bò sát từ kỷ Jura. Hiên nay còn giữ lại một số đặc điểm của tổ tiên chúng như: chân có vảy. Nhưng ở chim máu động mạch và máu tĩng mạch hoàn toàn tách biệt trong bốn ngăn tim. Lớp chim có khoảng 8600 loài phân bố hầu khắp trên thế giới.

Lớp: Thú - Mammalia
 

Lớp động vật có xương sống gồm các loài có bốn chi, có tổ chức cao nhất, da có tuyến, trong đó có tuyến sữa, răng đã phân hoá thành ra răng cửa, răng nanh, răng hàm, tim bốn ngăn, hồng cầu không nhân, hệ thần kinh trung ương phát triển, xuất hiện vỏ xám của bán cầu não, đẻ con, nuôi con bằng sữa mẹ, có khoảng 4000 loài phân bố trên khắp thế giới.

 

 

 

 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này