Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU VÀ NHẬN BIẾT HỌ THỰC VẬT

 
Tra cứu họ thực vật:
 

Đăng Datiscaceae
 

Cây gỗ với lá đơn (Tetramcles), hoặc cỏ với lá kép lông chim (Datisca). không có lá kèm. Đặc trưng bởi lá hay lá chét có gốc lệch. Hoa đều, thường khác gốc, không có cánh hoa; lá đài 4-6-8; nhị đẳng số và đối diện với lá đài hoặc nhị nhiều. Bộ nhụy gồm 3-8 lá noãn hợp paracarp (hợp bên lá noãn) thành bầu hạ 1 ô. Quả nang mở giữa các vòi rời tồn tại.

Có 3 chi 4 loài, chủ yếu ở châu Á, hiếm gặp ở Trung Mỹ. Ở Việt Nam có 2 chi: Datisca, Tetrameles , 2 loài.

Đàn hương Santalaceae

Santalum ellipticum

 

Cây gỗ nhỏ, cây bụi hay bụi nhỏ, thường sống phụ sinh (thậm chí có khi sống ký sinh trên rễ hay trên cành các cây khác). Lá đơn, mọc cách hay mọc đối. Hoa lưỡng tính hay đơn tính có nhiều điểm chung với Olacaceae về ngoại dạng cũng như trong cấu tạo của cơ quan sinh sản. Khác nó chủ yếu ở đây đài rất thoái hóa nên không rõ, bộ nhụy gồm (2) 3-5 lá noãn hợp thành bầu trung hay hạ 1 ô (đôi khi ở đáy bầu có vách ngăn), chứa 1-3 (4-5) noãn treo trên giá noãn trụ giữa.

Có 30 chi/400 loài, ở nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam có 6 chi: Dendrotrophe, Osyris, Santalum, Thesium . . . khoảng 10 loài.

Đậu Fabaceae
 

Gồm những loài cây thân gỗ, bụi, cỏ, đứng thẳng hay leo trườn. Lá đơn hoặc kép lông chim. Đặc trưng bởi hoa rất không đều hoặc đều cánh hoa đôi khi xếp lợp hay van (hoa cánh bướm), tràng tiền khai lợp úp; nhị 10, tất cả dính nhau thành ống hoặc chỉ 9 dính nhau còn chiếc thứ 10 tự do; noãn cong hình móng ngựa và có chân ngắn; quả đậu (nhưng như ở Mimosadeae và Ceasalpinadeae, quả có khi không mở hoặc phân đốt và đứt khúc thành những phần 1 hạt).

Có 710/17.600, ở khắp thế giới. Ở Việt Nam có khoảng 90 chi và trên 450 loài.

Đay Tiliaceae
 

Cây gỗ, bụi hoặc cỏ. Lá đơn, thường mọc cách. Rất gần với EIaeocalpaceae, nhưng ở đây đôi khi có đài phụ; nhị nhiều, rời hoặc hơi hợp ở, gốc hoặc có khi hợp thành bó; bao phấn thường mở dọc (hiếm khi mở bằng lỗ ở đỉnh); quả mập hay ít khi là quả khô.

Có 45 chi/400 loài, chủ yếu ở nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam có 12-14 chi: Berrya, Brownlowia, Burretiodendron, Colona, Corchonus, Excentrodendron, Grewia, Hainania, Leptonychia, Microcos, Muntingia, Paragrewia, Pentace, Schoutenia, Tilia, Triumfetta, khoảng 55 loài.

Điều nhuộm Bixacae
 

Cây gỗ nhỏ. Lá đơn nguyên, mọc cách, có lá kèm. Rất đặc trưng bởi cây có dịch mầu đỏ; bao hoa mẫu 5 (K5C5), xếp lợp; nhị nhiều với bao phấn hình móng ngựa mở bằng khe ngắn ở đỉnh; bộ nhụy gồm 2 lá noãn hợp paracarp (hợp bên lá noãn); noãn nhiều, có cuống và bởi quả nang chẻ ô. (loculicide) có râu cứng bao phủ khắp bề mặt và mở bằng 2 van.

1 chi 1 loài: Bixa orellana, mọc hoang ở nhiệt đới châu Mỹ. Ở Việt Nam có nhập loài này vào trồng làm cảnh, làm thuốc và thuốc nhuộm.

Đinh Bignoniaceae
 

Rất gần với Scrophulaliaceae (đặc biệt trong cấu tạo hoa), nhưng ở đây chủ yếu là cây thân gỗ, (đứng hay leo), lá thường kép lông chim (nhiều khi là kép 2 lần) hay kép chân vịt. Hạt lớn, dẹt. có cánh màng rộng; phôi thẳng, thường không có nội nhũ.

Có 120 chi 800 loài, chủ yếu ở các nước nhiệt đới, nhất là Nam Mỹ, ít ở châu Phi và châu Á. Ở Việt Nam có khoảng 17-18 chi: Campsis, Tabebuia, Tecoma. . . chừng 40 loài.

Đào lộn hột Anacardiaceae
 

Cây gỗ, bụi hoặc dây leo thân gỗ. Lá mọc cách, thường kép 1 lần lông chim. Đặc trưng bởi cây có nhựa mủ. Hoa nhỏ, đều, mẫu (3)5(7); bộ nhị diplostemon hoặc haplostemon, hiếm khi obdiplostemon; có triền ở trong hay ngoài nhị. Bộ nhụy thường gồm 3 lá noãn hợp syncarp (hợp nguyên lá noãn), đôi khi lá noãn 1 hoặc 4-6, rời nhau. Quả thường là dạng hạch hay quả mọng. Hạt có phôi cong.

Có 100 chi 1200 loài, chủ yếu ở nhiệt đới. Ở Việt Nam có 25 chi: Allospondias, Bursera, Anacardium, Buchanania, Canarium, Choerospondias ... và trên 70 loài.

Đông hầu Turneraceae
Turnera ulmifolia
 

Gồm những loài rất gần với Passifloraceae, nhưng ở đây là cỏ đứng thẳng, có ống hoa hình chén (hypanthium, giống một số loài của họ Rosaceae) do các lá đài và cánh hoa họp lại tạo thành, các thùy của tràng xếp vặn, nhị 5 xen kẽ với cánh hoa và không có vành phụ. Còn đặc trưng bởi vòi nhụy rời và xẻ nhiều ở đỉnh (mỗi vòi có dạng bút lông). (Khác Rosaceae bởi ở đó thường có lá kèm, cánh hoa xếp lợp, noãn không đính bên, hạt không có nội nhũ và không có tử y).

Có 8 chi 120 loài, ở nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhất là châu Mỹ và châu Phi. Đại diện duy nhất của họ này ở Việt Nam là Tumera Ulmifolia , nguyên sản ở châu Phi, được nhập vào trồng làm cảnh.

Đơn nem Myrsinaceae
 

Gỗ nhỏ hoặc bụi. Lá mọc cách, thường có điểm sáng mờ, không có lá kèm. Hoa thường lưỡng tính (đôi khi hoa đơn tính khác gốc), phần lớn đều, mẫu (3)4-5; lá dài và cánh hoa thường hợp; thùy tràng thường xếp vặn, hay xếp lợp (hiếm khi xếp van). Nhị dẳng số và đối diện với cánh hoa và thường đính trên ống tràng. Bộ nhụy gồm 3-4 lá noãn, hợp lysicarp (hợp tiêu lá noãn), bầu thượng hay trung (ở Maesa). Quả thường là mọng hay quả hạch 1 hạt (ở Maesa quả nhiều hạt), hiếm khi là quả nang. Hạt có phôi thẳng hay hơi cong, có nội nhũ nạc hay nội nhũ sừng (đôi khi không có nội nhũ). Chi Aegiceras khá giống với Rhizophoraceae, có dài vặn rất mạnh về phía bên phải, chỉ nhị hợp thành ống ngắn; quả nang hình trụ và cong; hạt nẩy mầm ở trong vỏ quả.

Có 38 chi 1000 loài, ở nhiệt đới và cận nhiệt đới của 2 bán cầu. Ở Việt Nam có 6 chi: Aegiceras, Ardisia, Embelia, Maesa, Myrsine, Rapanea, khoảng 140 loài.

Đỗ quyên Ericaceae
 

Cây gỗ hoặc bụi (có khi sống phụ sinh hoặc hoại sinh). Lá đơn, mọc cách. Gần với Clethraceae (nhị thường gấp đôi số cánh và xếp thành 2 vòng, bao phấn 2 ô mở bằng lỗ ở đỉnh, hạt đôi khi có cánh). Đặc trưng bởi cánh hoa hợp thành tràng hình chuông, có triền tuyến mật nạc ở trong nhị, bao phấn thường có phần phụ, hạt phấn thường họp thành nhóm 4, bầu thượng, hiếm khi hạ (Vaccinioideae).

Có 80 chi 2500 loài, ở cận nhiệt đới, ôn đới và hàn đới, một số ở vùng núi cao nhiệt đới. Ở Việt Nam có 11 chi: Agapetes, Enkianthus, Gaultheria, Leucothoe, Lyonia. . . chừng 75 loài.

Đỗ trọng Eucommiaceae
 

Gồm những loài cây gỗ. Lá đơn, mọc cách, không có lá kèm. Rất đặc trưng bởi vỏ có chứa chất cao su. Hoa trần, đơn tính khác gốc. Hoa đực có (4)5- 12 (nhiều) nhị; hoa cái có bộ nhụy đơn số giả, bầu 1 ô, ở đỉnh chẻ thành 2 vòi cong ra ngoài và mặt núm ở phía trong (phía trên). Quả dẹt, có cánh và lõm ở đỉnh.

Có 1 loài: Eucommia ulmoies, mọc hoang ở Trung tâm và miền Đông Trung Quốc. Ở Việt Nam có nhập vào trồng làm thuốc.

Đước Rhizophoraceae
 

Cây gỗ hoặc cây bụi. Lá đơn, mọc đối. Đặc trưng bởi có rễ cà kheo (rễ chống); đài hợp thành ống nạc với (3)4-10(16) thùy; cánh hoa đồng số với thùy đài, ở mép khia tai bèo hoặc trông như bị rách, cuộn hay gập lại trong nụ; có triền ở trong nhị; bộ nhị obdiplostemon hoặc nhị nhiều gấp 3-4 lần cánh hoa; noãn 2-4 hoặc nhiều trong mỗi ô bầu. Hạt đôi khi nẩy mầm lúc quả còn ở trên cây.

Có 16 chi 120 loài, ở nhiệt đới, tập trung nhiều ở ven biển. Ở Việt Nam có 5 chi: Bruguiera, Carallia, Ceriops, Kandelia, Rhizophora; khoảng 15 loài.

 
Tra cứu họ thực vật:
 
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này