BIẾN ĐỔI MÀU SẮC ĐỂ SINH TỒN TRONG HOANG DÃ
Phùng Mỹ Trung - Phùng Nguyễn Trí Lâm – ADMIN
Trong số hơn 300 loài rắn đã được phát hiện và công bố ở Việt Nam thì mỗi loài đều có những đặc tính sinh thái và sắc màu khác nhau nhằm phù hợp với điều kiện và môi trường sống. Biến đổi màu sắc để tồn tại trong môi trường hoang dã chính là vũ khí lợi hại để các loài rắn có thể lẩn tránh kẻ thù và tìm kiếm thức ăn trong cuộc đấu tranh sinh tồn đầy khó khăn và nguy hiểm của tự nhiên. Tuy nhiên những sắc màu của một số loài rắn tạo nên một bức tranh sinh động trong thiên nhiên Việt Nam và là những khám phá thú vị mà rất ít người biết đến như màu sắc diệu kỳ của loài rắn roi thường Ahaetulla prasina – vận động viên trèo cây mạnh mẽ và được xem như quán quân của các loài rắn có đời sống trên cây ở Việt Nam.
Nhận diện Rắn roi thường
Rắn roi thường có tên khoa học là Ahaetulla prasina loài này thuộc họ rắn nước Rắn nước Colubridae, Bộ Có vảy Squamata Đây là loài rắn roi phổ biến và lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á chúng ta, và thường được trông thấy ngay cả trong các thành phố lớn. Thân màu xanh lục nhạt hay đậm ở phía trên và xanh lục nhạt ở phía dưới với một đường kẻ nhuyễn dọc theo mép bụng; nhưng màu sắc của chúng có thể thay đổi từ xanh sang cam và nâu. Đây là loài rắn khá dài chiều dài của nó có thể đạt tới 197cm nhưng kích thước chỉ nhỉnh hơn cây viết chì một ít. Một khác biệt của loài này là vùng hậu môn bị chia tách và có nhiều vảy bụng (194 - 235) và nhiều vảy dưới đuôi (151 - 235). Loài rắn này sống trên cây, hoạt động ban ngày này còn bắt gặp sống trong khu vực rừng rậm cao đến 2.100m. Thức ăn chủ yếu của loài này là thằn lằn, ếch nhái. Chim non, trứng chim … Đẻ từ 4 - 10 con; Rắn con mới nở dài khoảng 35cm và giống rắn lớn. |
Thay đổi sắc màu theo điều kiện sống
Rắn roi thường Ahaetulla prasina là loài phân bố rộng khắp ở Việt Nam và sống trong nhiều môi trường, sinh cảnh rừng khác nhau nên chúng rất cần thay đổi màu sắc, thân hình phù hợp với môi trường, điều kiện sống để săn mồi và lẩn tránh kẻ thù. Đó là qui luật tất yếu của muôn loài chứ không chỉ riêng đối với bất cứ loài nào nếu muốn tồn tại và phát triển trong môi trường hoang dã đầy bất trắc. Trong các kiểu rừng kín thường xanh nơi đó thực vật thường xanh tươi quanh năm. Sắc màu của thực vật luôn chiếm ưu thế do vậy rất nhiều loài có kiểu màu sắc gần giống với kiểu rừng này. Rắn roi thường cũng không phải là ngoại lệ, trải qua quá trình phát triển và tiến hóa màu sắc của chúng cũng biến đổi gần giống với các loài lá cây màu xanh nhằm thích nghi và khi chúng sống trên các bụi cây nhỏ màu của lớp vảy ngoài và màu lá cây sẽ hòa vào nhau rất khó cho kẻ thù của chúng phát hiện.
Còn đối với các kiểu rừng khộp và rừng khô hạn, nơi đó sắc vàng của lá úa và những thân cây bụi ngả màu. Màu vàng luôn là sự lựa chọn tối ưu nhất cho loài rắn săn mồi trên cây này để thoát khỏi nanh vuốt của các loài chim săn rắn và các loài rắn ăn thịt rắn khác.
Khi loài rắn này sống trong sinh cảnh rừng mà thực vật đa phần là các loài thuộc họ cỏ (Poaceae) như tre, nứa, trúc, lồ ô chiếm ưu thế. Màu trắng bạc trông giống như những con “bạch xà” trong các câu chuyện thần thoại sẽ khiến chúng “vừa dài vừa trắng mốc” như những cành cây khô họ cỏ (Poaceae) để tồn tại tốt hơn và an toàn hơn.
Một điều hết sức thú vị là loài rắn này thường bị thu hút bởi ánh sáng trong đêm tối (đặc biệt là những cá thể có màu trắng) và chúng thường bị cuốn hút những nơi có ánh đèn nên các thợ săn trong rừng rất ngại và sợ gặp những con “bạch xà nhỏ xíu, dài ngoằng và mắt to, đầu nhọn lúc nào cũng thè lưỡi” này. Vì họ tưởng rằng chúng là loại rắn độc và bám theo họ để tấn công và cản mũi, gây xui xẻo trong lúc đi săn. Đây chỉ là vấn đề tâm linh và thiếu hiểu biết về tập tính. Đã có nhiều thợ săn ban đêm hoảng hốt bỏ chạy khi gặp cảnh bám theo như ma đuổi mỗi khi chiếu sáng vào con mắt to, trắng dã của nó và đã truyền miệng những câu truyện kinh hoàng thú vị về sự bám đuôi của một con “bạch xà” đầu nhọn, mắt to, luôn thè lưỡi luôn tìm cách tấn công.
Rắn roi thường được xem là bậc thầy về cảm nhận môi trường xung quanh bởi vì ngay cả lúc ngủ nó cũng thè chiếc lưỡi dài ra khỏi miệng. Phần lưỡi này có chức năng rất tối để cảm thụ nhiệt độ môi trường xung quanh nhằm cảnh báo sớm các nguy hiểm gần xảy ra giúp nó tấn công con mồi hay tẩu thoát vào những bụi cây rậm rạp gần đó. Đôi khi chiếc lưỡi luôn thè dài cũng là vũ khi bí mật vì các loài khác ngộ nhận chúng giống với loài rắn độc nên tìm cách rút lui trong sự an toàn tránh rắc rối xảy ra trong môi trường sống đầy bất trắc của rừng già.
Mặc dù rắn roi thường có kích thước rất “khiêm tốn” nhưng với chiều dài “dị hợm” của nó khiến nó đã trở thành vận động viên vô địch về leo trèo của các loài rắn sống trên cây ở Việt Nam. Rất ít khi chúng ta có cơ hội gặp loài rắn này sống trên mặt đất nơi các thàm mục thực vật bao phủ vì nếu chẳng may chúng bị rớt xuống đất thì phải khó khăn lắm nó mới có thể bò lên cây lại được và trườn, bò trên mặt đất không phải là sở trường của chúng.
Mặc dù không phải là loài quí hiếm để được đưa vào sách đỏ và các văn bản qui định của nhà nước để bảo tồn nghiêm ngặt. Nhưng do nhiều sinh cảnh rừng Việt Nam hiện nay bị xâm hại và tàn phá nghiêm trọng bởi bàn tay con người, dẫn đến những mối đe dọa khó lường không chỉ đối với loài rắn roi thường mà rất nhiều sinh vật khác loài khác. Rất cần sự quan tâm của cộng đồng đối với đa dạng sinh học ở nước ta.
Một số hình ảnh về loài Rắn roi thường Ahaetulla prasina sống trong các sinh cảnh rừng khác nhau
|
|
|
|
|
|
|
Màu trắng trong các rừng tre nứa - Ảnh: Phùng mỹ Trung |
|
|
|
|
|
Màu vàng trong các kiểu rừng khô hạn - Ảnh: Phùng mỹ Trung |
|
|
|
|
|
Sắc màu trong các kiểu rừng hỗn giao - Ảnh: Nguyễn Quảng Trường |
|
|
|
|
|
Màu xanh trong các kiểu rừng thường xanh - Ảnh: Nguyễn Quảng Trường |
|
|