Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 5 Tháng 3 28, 2024 10:46 pm



Gửi bài trả lời  [ 6 bài viết ] 
 Cá thồi lồi 
Người gửi Nội dung

Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 1 22, 2006 11:47 am
Bài viết: 3
Gửi bài Cá thồi lồi
Trên đường đi công tác qua đò Bình Khánh - Phước Khánh - Nhà Bè E Em bắt gặp một chậu cá, thấy lạ lạ hỏi người phụ nữ về laọi cá đó thì bà cho biết đây là cá thồi lồi. SỞ dĩ E hơi quan tâm là bởi nó trông nửa giống như ếch nửa lại là cá, 2 vây trước cũng nửa là chân nửa là vây, hỏi bà bán cá thì được biết đây là đặc sản vùng này, ban đêm đặt trúm mới bắt được, E có seach ở google để tìm hiểu chút về nó thì kiếm được một tấm hình về nó ở www.photo.com.vn nhưng hình như E chửa được gửi kèm hình ảnh, gửi các bác đường link vậy (bài của bác kiel90) http://www.photo.com.vn/Forums/viewtopi ... rt=30.html
. Các bác biết rõ kể cho E chút về loài này nhé.


Chủ nhật Tháng 1 22, 2006 12:19 pm
Xem thông tin cá nhân
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài 
Chào bạn Ziczac !
rất vui vì bạn đã tham gia diễn đàn Sinh vật rừng Việt Nam câu hỏi của bạn rất thú vị và chúng tôi xin trả lời bạn như sau:

CÁ THÒI LÒI
Tên Latin Periophthalmus schlosseri
Họ: Cá thòi lòi Periophthalmidae
Bộ: Cá vược Perciformes

Họ cá thòi lòi Periophthalmida này sống ở cửa sông lớn nước ngọt gồm:
- Thân hình trụ hơi dài.
- Mắt nhô lên khỏi đầu, mí mắt dưới rất phát triển.
- Răng hàm trên 1-2 hàng, hàm dưới 1 hàng.
- Có gốc vây ngực phát triển giúp cá di chuyển được lên cạn.
- Vây bụng kết dính từng phần hoặc hoàn toàn.
- Ở Việt Nam họ này có 1 giống và 1 loài.


Theo cuốn Định loại các loài cá nước ngọt Nam bộ - Mai Đình Yên và các đồng sự - trang 241.
Mô tả:
· L (chiều dài tổng cộng) = 127 - 212 mm. Lo (chiều dài chuẩn) = 106 - 183 mm. D (số tia vây lưng) = VI - XV;12 - 13. A (số tia vây hậu môn) = 12 - 13. P (số tia vây ngược) = 16 - 17. V (số tia vây bụng) = 1/5. LL (vảy đường bên / vảy dọc thân) = 50 - 52. Pred = (số vảy trước vây lưng) = 18 - 19. H/Lo (chiều cao lớn nhất của thân / chiều dài chuẩn) = 19,9. T/Lo (chiều dài đầu / chiều dài chuẩn) = 27,8. O/T (đường kính ổ mắt / chiều dài đầu) = 14,9. OO/T (khoảng cách 2 ổ mắt / chiều dài đầu) = 11,1.
· Thân hình trụ hơi dài dẹp dần về phía đuôi. Đầu hình trụ. Mõm thẳng đứng. ở đầu trước ổ mắt có một u lồi lên. Mắt có cuống ngắn, to, nhô lên khỏi đỉnh đầu, mi mắt dưới chuyển ộng được. Miệng nằm ngang, rạch miệng kéo dài quá bờ trước của ổ mắt. Mõm có nếp gầp và hai lá bên. Có hai hàng răng trên hàm trên, hàng ngoài có dạng răng chó, thường to dài ở phía trước và nhỏ dần ở hai bên. Hàm dưới chỉ có một hàng răng, không có răng chó sau điểm tiếp hợp. Lưỡi tròn cụt, gần như gắn sát vào sàn miệng. Toàn thân phủ vảy tròn dễ rụng. Vây ngực có cuống rất phát triển. Vây bụng dạng đĩa tròn. Vây đuôi tròn hơi nhọn.
Ghi chú:
Loài này có sự biến thiên rất lớn về số gai vây lưng, màu sắc và vảy. Theo H.M.Smith (1945) thì gai vây lưng thay đổi từ 0 - XV. Gunther đã thu được hai dạng của chúng. D1 = IV - V và D1 = VII - XV. Còn ở đồng bằng Nam bộ đã tìm thấy 3 dạng.
Dạng 1: có kích thước lớn, được gọi là thòi lòi biển, Bống thùng D1 = VI - VIII, hai vây lưng rời nhau. Thân có màu xám đen, bụng hơi nhạt. Vây lưng đen có rìa trắng. Vây ngực và vây đuôi màu xám đem. Các vây khác còn lại màu nâu nhạt (mẫu bảo quản). Sống trong rừng Sát.
Dạng 2: D1 = XV, hai vây lưbng rời nhau. Gai đầu tiên kéo dài. Nền thân màu xám nhạt, dọc lưng có hai màu đen thẫm hai bên. Vây lưng thứ nhất có một đốm đen. Vây lưng thứ hai có một sọc đen ở khoảng giữa vây. Một đốm đen ở phía trên gốc vây ngực. Vây đuôi có các hàng đốm trắng.
Dạng 3: D1 = XV, dính liền với vây lưng thứ hai. Gai vây lưbng đầu tiên kéo dài ra. Màu sắc thân rất sặc sỡ. Nền thân có màu xanh lá cây đến xanh dương. Vây lưng có màu xanh ở phía trong có màu đỏ ở rìa vây.
Hai dạng sau thường có kích thước nhỏ (80 - 100 mm), sống riêng rẽ trong các hang dọc theo bờ mương, sông rạch, chụi ảnh hưởng của thủy triều. Cá có thể sống trên cạn khá lâu và di chuyển trên mặt đất dễ dàng. Chúng có tập tính đánh nhau.
Cá cũng được dùng làm thực phẩm, nhưng không có giá trị kinh tế.

Định loại các loài cá nước ngọt Nam bộ - Mai Đình Yên và các đồng sự - trang 241.

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Chủ nhật Tháng 1 22, 2006 8:37 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 1 22, 2006 11:47 am
Bài viết: 3
Gửi bài 
Cảm ơn Bác "Pê-my-t-rung" rất nhiều, E không hình dung là nhận được sự giải thích cặn kẽ đến vậy, bởi E là dân ngoại đạo về Sinh học, nên có một số chỗ vẫn phải ngâm cứu.

Tuy nhiên, ngay khi lần đâu nhìn thấy loài này E có hỏi nguời phụ nữ bán cá về thức ăn của chúng nhưng chưa nhận được câu trả lời và cũng chưa thấy Bác nói tới (E mới chỉ biết rằng người sẽ ăn nó thôi chứ chưa biết nó ăn gì), chỉ biết rằng nó đào hang trong bùn và ở sâu trong hang.


Thứ 3 Tháng 1 24, 2006 9:20 pm
Xem thông tin cá nhân

Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 10 25, 2005 4:50 pm
Bài viết: 17
Đến từ: hcmc
Gửi bài 
Trời! Bây giờ người ta ăn cả con này nữa à!
Cá thòi lòi sống ở các vùng sình lầy, nơi thuỷ triều thường lên xuống, chúng ăn các sinh vật giáp xác nhỏ nên khi nước ròng, chúng bò ra khỏi hang và săn mồi.
Dưới nắng, bọn này có thể đổi màu óng ánh như tắc kè được, quê tớ đầy, nhìn kinh lắm, chả ai dám ăn.

_________________
tôi là ai?


Thứ 3 Tháng 2 14, 2006 4:34 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 6 18, 2006 5:38 am
Bài viết: 2
Đến từ: Tp.HCM
Gửi bài Cá thòi lòi
Có thời gian tôi công tác tại Cà Mau (vùng kinh Võ hào Thuật).
Ở đó có hai loại cá dạng lưỡng thê là:
1) cá thòi lòi, rất to, thịt ngon.
2) Cá bóng sao, hình dáng nhỏ hơn, và cũng ở hang như cá thòi lòi.
Hình như hai loại cá này là cá sống ở nước lợ chớ không phải nước ngọt.
Cá thòi lòi có thể bắt được bằng một dụng cụ mà dân dưới đó gọi là TRÚM làm bằng lá dừa. Khi nước ròng thì nhét trên miệng hang.
Tôi thấy cá thòi lòi hay ăn con hà (tức con rươi).
Cá bóng sao thì tôi hay bắt bằng tay mỗi khi nước ròng.
Trong danh mục cá của anh Trung, tôi thấy có đề là CÁ CHÁO, rất ít.
Dưới chỗ tôi ở nhiều lắm, vì là đầm nuôi tôm. Có lần tôi đã dùng vợt bắt được mấy chục con đang tìm cách thóat ra miệng đáy.
Người Nhật rất thích ăn cá thòi lòi mà họ gọi là MUTSUGORO, vì có nhiều calcium. Có lần họ đã định xuất khẩu sang nhật nhưng ít quá nên thôi.
An Bình :( :(


Thứ 7 Tháng 6 24, 2006 4:35 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo

Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 6 18, 2006 5:38 am
Bài viết: 2
Đến từ: Tp.HCM
Gửi bài 
Chào các bạn,

Cá thòi lòi có tên khoa học là
Periophthalmodon schlosseri

Còn cá bóng sao thì là
The Blue-spotted Mudskipper (Boleophthalmus boddarti)
Đây là trang web mà tôi tìm ra. Xin gởi các bạn tham khảo.
Rất tiếc là tôi gởi ảnh không được.
http://www.naturia.per.sg/buloh/verts/mudskipper.htm
AnBình


Thứ 7 Tháng 6 24, 2006 4:50 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 6 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến6 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010