Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 5 Tháng 3 28, 2024 9:39 pm



Gửi bài trả lời  [ 3 bài viết ] 
 Tìm hiểu về thời kỳ phân đàn của mối cánh 
Người gửi Nội dung
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 9 19, 2009 11:10 am
Bài viết: 7
Đến từ: Hà nội
Gửi bài Tìm hiểu về thời kỳ phân đàn của mối cánh
Thời kỳ bay giao hoan của một quần thể mối tùy thuộc vào chủng loại mối và vùng phân bố. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Khảm, Vũ Văn Tuyển (1985) & Nguyễn Chí Thanh(1996) thì ở nước ta mối bay giao hoan từ tháng 4 đến tháng 8 , Nhưng mạnh nhất vào các thang 4,5,6 và tháng 7. Trước và sau đó cũng gặp mối bay nhưng rải rác và không tập trung.

Trong quá trình phát triển, quần thể mối thì mối cánh trưởng thành là khâu chủ yếu để mối tiến hành phân đàn sinh sản. Thiếu trùng( mối cánh ngắn) sau khi hoàn thành lần lột xác cuối cùng thì thành mối cánh trưởng thành cùng lưu lại trong quần thể mà nó sống. Đợi đến khi điều kiện ngoại cảnh bên ngoài thích nghi mới bay khỏi quần thể mà ra ngoài. Hiện tượng này gọi là “Phân đàn: , “Bay giao hoan” … Theo tài liệu của Thái Bang hoa và Trần Ninh Sinh (1964) thì ở Trung Quốc , mối Retuculitermes speratus Kolbe bay giao hoan sau mùa xuân, khi trời ấm áp, nhiệt độ không khí đạt đến 20oC , áp suất không khí vào lúc trưa và chiều đạt tới 70mm/ Hg . Mối cánh trưởng trong một quần thể có thể bay toàn bộ một lần, cũng có thể đợi bay vào lần sau. Do vây cùng một loài mối trong cùng một vùng, một năm có thể phát sinh bao nhiều làn bay phân đàn.

Sức bay lượn của mối cánh trưởng thành cũng yếu, do vậy hướng bay và cự ly bay cũng thường tùy theo sức gió và hướng quyết định. Nói chung sau khi bay ra khoảng mốt số mét đến mấy chục mét thì rơi xuống đất . Sau khi rơi xuống đất , con đực đi tìm con cái , một lúc tiếp xúc thì 4 canh rụng ngay, muốn vậy cần phải kinh qua phương thức tự vỗ cánh với tốc độ nhanh hoặc láy cánh ma sát vào một vât thể khác làm cho 4 cánh rụng đi lúc này con cái mới cong phần bụng lên dụ dỗ , còn đực thì qua thăm dò con cái , sau khi gặp nhau và bắt đầu tìm chỗ để trú ngụ xây dựng phòng mới, trong thời gian bay và sau khi rơi xuống đất mối thường bị thiên địch tấn công, nên tỷ lệ mối bị diệt vong tương đối cao, do vậy số lượng mối cánh trưởng thành tuy lớn nhưng trên thực tế số sống sót chỉ chiếm một phần rất ít , Sau khi hôn phối khoảng 1 tuần thì mối bắt đầu đẻ trứng . Khả năng sinh sản của mối chúa nguyên thủy , lúc đầu tốc độ đẻ trứng thấp và số trứng đẻ lần đầu rất ít , về sau tùy theo sự trưởng thành của quần thể mối mà tốc độ đẻ trứng tăng dần.

Theo Grasse (1949) thì ở điều kiện 250C trứng của K.flavicollis phát triển trong 50 ngày. Còn trứng của K.minor ở nhiệt độ 210C cần tới 60 -70 ngày .
Còn theo tài liệu của Thái Bang Hoa ( 1964) thì ở thời kỳ trứng nở ra mối non khoảng gần 1 tháng, mối non có màu trắng mền, hình dạng rất giống mối thợ trưởng thành . Mối non trong mấy tuổi ban đầu chưa có hiện tượng phân hóa rõ ràng, lúc này rất khó phân biệt những mối non nào tương lai có thể phát dục thành đẳng cấp nào , mối lính hay mối thợ… Có người cho rằng căn cứ vào độ dài, rộng của đầu mối non để phân biệt đẳng cấp mối non, điều đó hãy còn chưa khẳng định, trước 1 tuổi, của mối non mà tương lai là mối lính đến mối lính trưởng thành mới biểu hiện đặc trưng rõ ràng, lúc này đã có kiểu dáng của “mối lính mô phỏng” hay “ mối lính trắng” sau đó lại qua một lần lột xác sẽ thành mối lính.

Mối non mà trong tương lai trở thành mối cánh trưởng thành khi trên lưng ngực giữa và ngực sau sinh ra mần cánh mới để dễ dàng phân biệt với mối non khác, sau đó cứ tăng thêm một tuổi thì mần cánh lại dài thêm rõ ràng, sau đó sinh ra mắt kép, thân thể cũng to ra so với mối lính, mối thợ trưởng thành và mối non khác, nhưng lúc này xung quanh thân vẫn màu trắng và mền yếu, sau một lần lột xác cuối cùng , 4 cánh mới phát triển hoàn toàn, thân thể có màu và rắn hơn , Mối non của mối thợ từ đầu đến cuối không biểu hiện đặc trưng rõ ràng, Đó là quá trình phần đàn và sinh sống của quần thể mối./.
vietmyiat ( Theo Lê Văn Nông - Viện KHLN VN) :arrow: :arrow: :arrow: [/img] :arrow:

_________________
vietmyiat - Sự bảo vệ khôn ngoan


Thứ 7 Tháng 9 19, 2009 12:26 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 9 19, 2009 11:10 am
Bài viết: 7
Đến từ: Hà nội
Gửi bài Re: Phương pháp diệt mối cánh
:arrow: Phương pháp diệt mối cánh
ừ trước tới ít người đề cập tới vấn đề diệt mối cánh trên thực tế nếu diệt được mối cánh trưởng thành sẽ trừ được nhiều hậu họa sau này. ..

Có 2 phương pháp diệt mối cánh:
Diệt mối cánh trước khi bay giao hoan phân đàn
Mối cánh Đối với mối cánh trưởng thành Coptotermes thì thời kỳ bay giao hoan phân đàn từ đầu tháng 4 cho đến tháng 8 hàng năm nhưng tập trung từ đầu tháng 4 cho tới tháng 5 và 6 . Nếu diệt mối theo “phương pháp lây truyền” hòan thành trước 31 thnág 3 hàng năm thì cùng một lúc chúng ta đã diệt tất cả các cá thể có thể có trong một tổ mối trong đó mối thợ chiếm đa số trong tổ mối, mối cánh trưởng thành còn chưa bay ra ngoài giao hoan phân đàn.
Diệt mối cánh trong khi bay giao hoan phân đàn
Trong trường hợp nào đó không hoàn thành việc dịêt mối trước 31 tháng 3 hàng năm ta đã để xổng mối cánh trưởng thành ra ngòai giao hoan phân đàn một phần hay toàn bộ mối cánh có trong tổ (trong phạm vi Bắc Việt nam, còn ở miền trung và miền nam có thay đổi tùy theo từng vùng)
Trong một năm có thể diệt mối trong cả 4 mùa, nhưng dịêt mối vào mùa đông thì thời gian nhử lâu hơn, trong một ngày thời gian giao hoan phân đàn từ 14 – 22 giờ khi đó có thể diệt mối cánh như sau:
Dùng một chậu nước đường kính khoảng 50, 60 cm ở giữa đặt ( kê) một hòn gạch cao để ngon đèn dầu hoả cách mặt nước khoảng 20 – 30 cm , có thể dùng bóng điện có cùng khỏang cách như trên.Nếu muốn sử dung lại mối cánh thì nước ở trong chậu pha thêm xà phòng đề mối cánh bị rơi xuống ướt cánh không bay lên được . còn nếu không dùng lại mối cánh thì nước trong chậu pha thêm chất sát trùng như Methyl parathion
Theo TS Lê Văn Nông- Viện KHLN VN
http://www.vietmyiat.vn/services.asp?new=3

_________________
vietmyiat - Sự bảo vệ khôn ngoan


Thứ 7 Tháng 9 19, 2009 12:54 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 8 25, 2007 10:49 pm
Bài viết: 118
Đến từ: nước mặn đồng chua
Gửi bài 
bài viết rất có ích cho việc tìm hiểu thêm về mối cánh

cách diệt mối cánh thì mình thấy các bác nông dân vẫn dùng cách thứ 2 như bạn nói!
thực tình thì gà vịt rất khoái món thịt mối này, nên nhử mối cho gà vịt ăn. mình nhìn con mối béo múp míp cũng thấy ngon, nhưng chưa thử, kakak, nghe các cụ bảo cũng ngon lắm, có ai nếm món mối cánh chưa nhỉ?

_________________
ngồi buồn mà trách ông Xanh
khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười
kiếp sau xin chớ làm người
làm cây thông đứng giữa trời mà reo!


Thứ 5 Tháng 9 24, 2009 12:20 am
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 3 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010