Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 3 Tháng 4 16, 2024 2:01 pm



Gửi bài trả lời  [ 1 bài viết ] 
 Cát Bà trở thành khu dự trữ sinh quyển thế gi 
Người gửi Nội dung

Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 2 28, 2005 9:45 am
Bài viết: 67
Đến từ: Rừng xanh
Gửi bài Cát Bà trở thành khu dự trữ sinh quyển thế gi
Hình ảnh
Cát bà có tiềm năng thực hiện nhiều loại du lịch biển như nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, thám hiểm hang động, du lịch mạo hiểm, du lịch ngầm và quay phim dưới nước...
Sau rừng ngập mặn Cần Giờ và vườn quốc gia Cát tiên, đến lượt quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ ba tại Việt Nam. Chiều nay, lễ đón nhận quyết định này đã diễn ra tại Hà Nội.

Quần đảo Cát Bà, thuộc địa phận huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, chính thức được Tổ chức Văn hoá Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ ngày 19/12/2004.

Khu dự trữ sinh quyển là hệ thống những vùng có các hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái ven biển, các hệ sinh thái biển hoặc kết hợp của tất cả những thành phần đó. Nếu như Cần Giờ là vùng ngập mặn cửa sông, Cát Tiên là vùng rừng trên cạn, thì Cát Bà hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong - cỏ biển, và đặc biệt là hệ thống hang động, tùng áng. Có thể nói, quần đảo Cát bà hội tụ đầy đủ các hệ sinh thái tiêu biểu nhất của Việt Nam.

Hình ảnh
Voọc đầu trắng, loài đặc hữu chỉ có ở Cát Bà, và là động vật cực kỳ quý hiếm, cần bảo vệ nghiêm ngặt trên quy mô thế giới.
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, Cát Bà có hệ sinh vật biển đảo phong phú và đa dạng vào bậc nhất miền bắc nước ta, với nhiều loài san hô, rong biển, cá, bò sát, động vật đáy, chim biển... Tính chung, cả vùng có trên 2.300 loài động - thực vật đang sinh sống, với gần 60 loài được coi là đặc hữu và quý hiếm, đã được xếp vào "Sách đỏ" của Việt Nam như Voọc đầu trắng, Voọc quần đùi trắng, ác là, quạ khoang...

Có tổng diện tích tự nhiên trên 26.000 ha, khu dự trữ sinh quyển Cát Bà được chia làm 3 vùng: vùng lõi (bảo vệ nghiêm ngặt, không có sự tác động của con người), vùng đệm (nơi có thể tiến hành các hoạt động kinh tế hạn chế, nghiên cứu, giáo dục) và vùng chuyển tiếp.

Với việc được công nhận là khu dự trữ sinh quyển, quần đảo Cát Bà sẽ có cơ hội thực hiện tốt hơn chức năng bảo tồn đa dạng cảnh quan, sinh học, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững (nhất là du lịch) cũng như các giá trị văn hoá truyền thống.

Ông Nguyễn Văn Thành, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng cho biết, với tốc độ tăng trưởng du lịch 40% mỗi năm như hiện nay, Cát Bà dự kiến sẽ đón hàng triệu du khách mỗi năm từ nay đến 2010, trong đó 1/3 là du khách nước ngoài. Trước mắt, Cát Bà sẽ tập trung phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển. Trong chương trình hành động quốc gia về du lịch, trục Cát Bà - Hạ Long đã được chọn là một trong 4 trọng điểm du lịch của cả nước.

Ngày 1/4 tới, huyện đảo sẽ tổ chức lễ hội Cát Bà, kỷ niệm ngày nhận bằng UNESCO, đồng thời khai trương mùa du lịch 2005.

Thuận An


Thứ 6 Tháng 3 18, 2005 9:46 am
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 1 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010