Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 6 Tháng 3 29, 2024 5:24 am



Gửi bài trả lời  [ 1 bài viết ] 
 Làm giàu nhờ bướm và hoa 
Người gửi Nội dung

Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 1 23, 2010 8:31 pm
Bài viết: 23
Đến từ: tphcm
Gửi bài Làm giàu nhờ bướm và hoa
Làm giàu nhờ bướm và hoa

Một người đã nổi tiếng, một người chưa được biết đến. Một người đang khấm khá, còn bên kia mới thu hoạch thành quả bước đầu.

Cả hai có điểm chung là say mê đeo đuổi công việc theo các của mình. “Hoa đào năm nay nở sớm, nhưng lại đúng ngày tết tây”, một hành khách già trên chuyến xe buýt Đà lạt – Bảo lộc bình luận

Từ thung lũng hoa đào của Đà lạt…

Nhưng để hoa đào “bắt” được thời tiết tết Nguyên đán không dễ. Vì vậy mà ông Mười Lời (tên thật là Bùi Văn Lời) có “đất” dụng võ. Trong khu vườn Thung lũng Hoa Đào ở phường 4, Đà Lạt, có hàng trăm gốc đào được chăm sóc để ra hoa dịp tết.

Anh Nguyễn Thanh Hà, ở Gò Vấp, TP.HCMcho biết hoa đào ở đây màu sắc đẹp và lạ nên năm nào cũng mua về chưng và để đỡ nhớ nhà vì gia đình anh ở hà Nội mới vào Sài Gòn được mấy năm nay.
Hình ảnh

Ông Mười Lời bên cây đào cho bốn loại hoa

Thật ra, hoa đào nhà anh Muời Lời có gốc gác với đào Nhật Tân. Năm 1997, nhờ GS-TS Nguyễn Viết Tùng, hiệu trưởng Nông nghiệp 1 Hà Nội giới thiệu đến làng đào Nhật Tân, ông Mười Lời được tặng khoảng 250 mầm đào. Về Đà Lạt, ông lai ghép mầm đào Nhật Tân lên cành Đào Đà Lạt rồi …nín thuở chờ. Đúng 17 tháng sau, những cây đào lai ấy ra hoa với màu sắc đẹp lạ lùng. Thế là ông trở lại Nhật Tân để học cách làm cho hoa đào nở đúng tết.

Và tết Nguyên đán năm 2000, ông Mười đã trình làng “đào má hồng”. Từ thành công này ông mạnh dạn thử nghiệm lai ghép nhân giống vô tính trên gốc cây đào Đà Lạt , trong đó có bích đào, hồng đào…thậm chí như cả cây ăn trái như mận tam hoa, mận Úc, với các cuộc sống khỏe qua cuộc qua các cuộc “hôn phối” lên đến 80%.

Hình ảnh

Quả đào nectarine Úc đỏ sậm dưới nền trời xanh

Vượt qua khó khăn chung của người trồng hoa, ông Muời Lời tìm được hướng đi cho mình. Đó là cung cấp hoa xuân và cây kiểng. Bên cạnh hoa đào chủ lực vồn là thương hiệu riêng, ông còn chịu khó siêu tầm nhiều loại cây ăn trái của nước ngoài để làm phong phú cho khu vườn rộng khoảng 6.000m2. Từ quýt Đại Trung Hải, chanh ngọt Úc, đào nec-tarine Úc, cho đến cả Sapôchê Mexico, cây hạnh nhân… Nhiều nhà khoa học và một số người “mê” cách làm việc của ông đã thỉnh thoảng ghé thăm và tặng vài giống cây lạ tìm mua từ những chuyến công tác nước ngoài. Mới đây, một cặp vợ chồng Việt Kiều ở Nha Trang (mà ông quên hỏi tên) mang lên tặng vài cây đẹp xứ người, trong đó có cây magnolia. Đây là loại cây có hoa màu hồng phấn rất đẹp, tương tự như hoa sứ nhưng cánh hoa búp và to hơn. Nhiều loại cây và hoa ở Đà Lạt hiện nay cũng đã bén duyên địa phương nhờ những tấm lòng như vậy.

…. Đến bướm nuôi ở Bảo Lộc

Nguyễn Trọng Thắng đến với bướm là một cơ duyên của khoa học của khoa học. Rời Sài Gòn đi kinh tế mới ở Xuân Lộc, Đồng Nai sau năm 1975, gia đình anh lưu lạc lên Bảo Lộc vào năm 1986. Được nhận làm quét dọn ở nhà thờ, vợ chồng anh mở điểm bán nước tại cổng. Một lần nọ, có khách nước ngoài đến hỏi thăm tìm người dẫn đường vào rừng để bắt côn trùng, anh Thắng nhận lời. Vị khách đó chính là tổng lãnh sự Czech tại TP.HCM (anh Thắng quen gọi là ông Karen). Sau này có thêm một nhóm chuyên gia Nhật qua tìm hiểu về côn trùng và tìm đến anh Thắng. Khi về nước, họ để lại tài liệu hướng dẫn chuyên môn cho anh. Nhờ đó mà anh Thắng có thêm bề dày kiến thức về bướm. sau khi những ân nhân của mình rời Việt Nam, anh chuyển từ bắt bướm sang nuôi bướm để làm bướm khô.

Hình ảnh

Anh Thắng giới thiệu một khung trong bộ sưu tập 282 con bướm đã phân loại đặt trong 24 khung

Những chuyện nuôi bướm không còn là “hái hoa bắt bướm”. Những hiểu biết về từng loài bướm, bướm ngày cũng như bướm đêm, từ thời phục vụ chuyên gia được anh Thắng mang ra thí nghiệm. Bướm rừng có màu sắc đẹp hơn bướm nuôi khoảng 10%, có lẽ nhờ sâu bướm ăn một loại lá cây rừng nào đó mà anh Thắng chưa tìm ra.

Bướm bắt trong rừng dễ rách cánh nên khó cho sản phẩm hoàn hảo. bướm nuôi trong 100 con chỉ một hai con bị tật bẩm sinh lúc lột xác. Nhưng có những dị tật trở thành “hàng độc”, nhưng trường hợp bướm lưỡng tính. “Đó là con bướm có một râu dày (dấu hiệu bướm đực) và một rât mỏng (bướm cái), một cánh to và một cánh nhỏ”, anh Thắng cho biết. “Trên thế giới, bướm lưỡng tính giá bán rất đắt. Tôi cũng có được vài con nhưng không nhở đã để ở đâu vì vừa mới chuyển dời đồ đạc vào nhà mới”.

Hình ảnh

Tại nhà mình, anh Thắng lưu giữ một bộ sưu tập 282 con bướm đã phân loại đặt trong 24 khung. Đây là thành quả tích lũy được từ năm 1992, vào cái thời mà anh còn được gọi là Thắng “điên” vì người dân địa phương thấy anh cứ ăn xong là lang thang vào rừng tối ngày. “Tôi rất muốn có dịp bán đấu giá trọn bộ sưu tập này, trong đó phần tiền lời sẽ được dùng làm điều gì đó cho người ngheo”, anh tâm sự.

Với diện tích 3ha nuôi bướm trong nhà lưới, Malaysia trở thành nhà sản xuất bướm lớn nhất thế giới. Anh thắng rất muốn có dịp tham quan mô hình này để tính toán cho dự án của mình (5ha đất rừng). Nhưng để “đi xa” như vậy, trước mắt anh còn phải giải quyết nhiều chuyện gần hơn, chẳng hạn đăng ký xin chứng nhận bướm thuần chủng, một trong những điều kiện để có thể xuất khẩu bướm cho một công ty ở Mỹ chuyên kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ (một điều kiện khác mà anh đã đáp ứng là chuyển từ cơ sở thành công ty trách nhiệm hữu hạn). Về chuyên môn, anh có thể đảm bảo cung cấp thông tin lý lịch của loài bướm như đặc điểm sinh trưởng, sâu ăn loại lá nào…Nhưng anh thú thật là chưa biết phải làm “khai sinh” này ở cơ quan quản lý nào.

Cho đến nay, anh Thắng chỉ làm mỗi nhiệm vụ gia công, vì các cửa hàng yêu cầu anh không ghi tên nhà sản xuất. Nhờ bướm mà anh thắng đã có được ngôi nhà khang trang, tạo được việc làm cho một số người và nuôi bảy con ăn học thành tài. Anh hy vọng người con trai đầu, Nguyễn Hoàng Sĩ, sẽ bổ sung phần thiếu của anh trong việc theo đuổi niềm đam mê này: tạo được thương hiệu riêng thông qua việc triển khai dự án vấn còn đang chờ hợp tác từ phía nhà đầu tư nào đó.

(Theo SGTT Xuân)
Đọc xong bài này em tức ói máu , mới hôm trước có con bướm lưỡng tính thấy xấu quá đem cho thằn lằn ăn giờ tiếc hùi hụi :cry:


Thứ 3 Tháng 2 02, 2010 12:34 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản ICQ
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 1 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến6 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010