Diễn đàn Sinh vật rừng Việt Nam
https://vncreatures.net/forum/

Một “người rừng” Việt Nam ở Hà Lan
https://vncreatures.net/forum/viewtopic.php?f=16&t=1241
Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Người gửi:  Pmytrung [ Thứ 2 Tháng 10 13, 2008 1:55 pm ]
Tiêu đề bài viết:  Một “người rừng” Việt Nam ở Hà Lan

TP - Ăn rừng, ngủ rừng để rồi phát hiện và công bố một loài thực vật mới cho khoa học thế giới; ba loài cho hệ thực vật Việt Nam; “người rừng” tiếp tục sang Hà Lan nghiên cứu về... rừng.

Hình ảnh
Hoàng Văn Sâm (ngoài cùng bên trái) trong một chuyến nghiên cứu rừng

Trông Hoàng Văn Sâm thâm nghiêm như một… khu rừng già, bạn bè vẫn nói về “người rừng” như vậy. Hỏi chuyện gì, quanh đi quẩn lại mạch dẫn của Sâm cũng hướng tới rừng, hệ thực vật, đa dạng sinh học...

Thời buổi đâu đâu người ta cũng bàn tới cổ phần, chứng khoán nhưng vị này chỉ nhắc tới rừng như thể máu thịt.

Tại Matxcơva (Nga), trong khuôn khổ cuộc gặp gỡ thanh niên-sinh viên kiều bào châu Âu tiêu biểu, Sâm là trưởng đoàn đại biểu đến từ Hà Lan.

Khó mà nhận ra đây là nghiên cứu sinh tiến sỹ Hoàng Văn Sâm thuộc Đại học Tổng hợp Leiden lâu đời nhất Hà Lan; một người có bề ngoài không mấy nổi bật, lại kiệm lời.

Sâm sinh năm 1977, tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp năm 1999 và ở lại trường làm giảng viên môn Thực vật rừng. Tháng 1/2003, Sâm nhận được học bổng toàn phần học thạc sỹ tại Hà Lan của Ủy ban Châu Âu.

Năm 2004, Sâm sang Bảo tàng Thiên nhiên quốc gia Pháp nghiên cứu đề tài thạc sỹ. Hoàn thành chương trình, “người rừng” lại tiếp tục dành học bổng nghiên cứu đề tài thực vật Việt Nam tại trường đại học cũ ở Hà Lan.

Quá trình nghiên cứu đề tài, năm nào “người rừng” cũng cùng các giáo sư hướng dẫn trở về với rừng Việt Nam. Nhiều tháng trời ăn dầm, nằm dề trong các khu rừng, có những lúc lương thực mang theo cạn kiệt, côn trùng chích sưng khắp người.

Năm 2007, dường như rừng thiêng đã đền đáp người “say” rừng, Hoàng Văn Sâm cùng giáo sư hướng dẫn người Hà Lan đã phát hiện ra một loài cây mới mà trên thế giới chưa biết đến tại Vườn quốc gia Cúc Phương (địa phận Thạch Thành, Thanh Hóa).

Đây là sự kiện quan trọng với giới nghiên cứu thực vật trên thế giới, bởi công bố loài mới là cây gỗ trên thế giới hiện nay không nhiều. Trước khi một loài mới được công bố thì công trình nghiên cứu phải được thẩm định bởi các giáo sư đầu ngành quốc tế về chuyên môn đó.

Ngay sau đó, công trình nghiên cứu này được đưa vào kỷ yếu khoa học của Đại học Tổng hợp Leiden và đăng trên tạp chí Blumea (Tạp chí hàng đầu thế giới về thực vật). Tên của người phát hiện đã được vinh dự đặt sau tên khoa học của loài thực vật mới này: Ailanthus vietnamensis H.V.Sam & Noot.

Tên Việt Nam của loài cây này là Thanh thất Việt Nam. Thông tin về sự kiện được các phương tiện thông tin quốc tế biết tới với sự mến phục trước khả năng của người Việt Nam.

Như đã bén duyên cây cỏ núi rừng, năm 2008, Sâm lại phát hiện thêm 3 loài thực vật mới bổ sung vào danh mục hệ thực vật Việt Nam tại vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa). Ba loài này là Xâm cánh Bến En, Găng Bến En và Sang máu Bến En. Sự phát hiện này đã bổ sung và làm đa dạng thêm hệ thực vật Việt Nam. Các công trình này đã và sẽ công bố công trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.

Tháng 4/2009, “người rừng” sẽ bảo vệ luận án tiến sỹ và sẽ trở về Đại học Lâm nghiệp tiếp tục giảng dạy và nghiên cứu thêm về hệ thực vật Việt Nam. Ở Hà Lan, ngoài việc triển khai đề tài nghiên cứu, làm trợ giảng cho giáo sư, Sâm còn tham gia hội thảo khoa học quốc tế về hệ thực vật và đa dạng sinh vật tại nhiều nước khác.

Sâm cũng từng có 6 bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín về thực vật. Hiện nay Sâm là thành viên một số tổ chức quốc tế về thực vật và đa dạng sinh học.

Thành công của Sâm đã được đại sứ Việt Nam tại Hà Lan gửi thư khen động viên kịp thời. Tháng 8 vừa qua, tại cuộc gặp gỡ thanh niên - sinh viên kiều bào Châu Âu tiêu biểu ở Matxcơva, Sâm đã được Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tặng bằng khen về thành tích nghiên cứu khoa học.

Nhiều bạn trẻ châu Âu nghe tin ở Việt Nam xa xôi có một “người rừng” say mê thiên nhiên cây cỏ đều tỏ ra ngạc nhiên, thán phục. Họ càng thán phục hơn khi chính người Việt Nam đã phát hiện ra loài thực vật mới cho thế giới.

Trông Hoàng Văn Sâm thâm nghiêm như một… khu rừng già, bạn bè vẫn nói về “người rừng” như vậy. Hỏi chuyện gì, quanh đi quẩn lại mạch dẫn của Sâm cũng hướng tới rừng, hệ thực vật, đa dạng sinh học...

Thời buổi đâu đâu người ta cũng bàn tới cổ phần, chứng khoán nhưng vị này chỉ nhắc tới rừng như thể máu thịt.

Tại Matxcơva (Nga), trong khuôn khổ cuộc gặp gỡ thanh niên-sinh viên kiều bào châu Âu tiêu biểu, Sâm là trưởng đoàn đại biểu đến từ Hà Lan.

Khó mà nhận ra đây là nghiên cứu sinh tiến sỹ Hoàng Văn Sâm thuộc Đại học Tổng hợp Leiden lâu đời nhất Hà Lan; một người có bề ngoài không mấy nổi bật, lại kiệm lời.

Sâm sinh năm 1977, tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp năm 1999 và ở lại trường làm giảng viên môn Thực vật rừng. Tháng 1/2003, Sâm nhận được học bổng toàn phần học thạc sỹ tại Hà Lan của Ủy ban Châu Âu.

Năm 2004, Sâm sang Bảo tàng Thiên nhiên quốc gia Pháp nghiên cứu đề tài thạc sỹ. Hoàn thành chương trình, “người rừng” lại tiếp tục dành học bổng nghiên cứu đề tài thực vật Việt Nam tại trường đại học cũ ở Hà Lan.

Quá trình nghiên cứu đề tài, năm nào “người rừng” cũng cùng các giáo sư hướng dẫn trở về với rừng Việt Nam. Nhiều tháng trời ăn dầm, nằm dề trong các khu rừng, có những lúc lương thực mang theo cạn kiệt, côn trùng chích sưng khắp người.

Năm 2007, dường như rừng thiêng đã đền đáp người “say” rừng, Hoàng Văn Sâm cùng giáo sư hướng dẫn người Hà Lan đã phát hiện ra một loài cây mới mà trên thế giới chưa biết đến tại Vườn quốc gia Cúc Phương (địa phận Thạch Thành, Thanh Hóa).

Đây là sự kiện quan trọng với giới nghiên cứu thực vật trên thế giới, bởi công bố loài mới là cây gỗ trên thế giới hiện nay không nhiều. Trước khi một loài mới được công bố thì công trình nghiên cứu phải được thẩm định bởi các giáo sư đầu ngành quốc tế về chuyên môn đó.

Ngay sau đó, công trình nghiên cứu này được đưa vào kỷ yếu khoa học của Đại học Tổng hợp Leiden và đăng trên tạp chí Blumea (Tạp chí hàng đầu thế giới về thực vật). Tên của người phát hiện đã được vinh dự đặt sau tên khoa học của loài thực vật mới này: Ailanthus vietnamensis H.V.Sam & Noot.

Tên Việt Nam của loài cây này là Thanh thất Việt Nam. Thông tin về sự kiện được các phương tiện thông tin quốc tế biết tới với sự mến phục trước khả năng của người Việt Nam.

Như đã bén duyên cây cỏ núi rừng, năm 2008, Sâm lại phát hiện thêm 3 loài thực vật mới bổ sung vào danh mục hệ thực vật Việt Nam tại vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa). Ba loài này là Xâm cánh Bến En, Găng Bến En và Sang máu Bến En. Sự phát hiện này đã bổ sung và làm đa dạng thêm hệ thực vật Việt Nam. Các công trình này đã và sẽ công bố công trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.

Tháng 4/2009, “người rừng” sẽ bảo vệ luận án tiến sỹ và sẽ trở về Đại học Lâm nghiệp tiếp tục giảng dạy và nghiên cứu thêm về hệ thực vật Việt Nam. Ở Hà Lan, ngoài việc triển khai đề tài nghiên cứu, làm trợ giảng cho giáo sư, Sâm còn tham gia hội thảo khoa học quốc tế về hệ thực vật và đa dạng sinh vật tại nhiều nước khác.

Sâm cũng từng có 6 bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín về thực vật. Hiện nay Sâm là thành viên một số tổ chức quốc tế về thực vật và đa dạng sinh học.

Thành công của Sâm đã được đại sứ Việt Nam tại Hà Lan gửi thư khen động viên kịp thời. Tháng 8 vừa qua, tại cuộc gặp gỡ thanh niên - sinh viên kiều bào Châu Âu tiêu biểu ở Matxcơva, Sâm đã được Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tặng bằng khen về thành tích nghiên cứu khoa học.

Nhiều bạn trẻ châu Âu nghe tin ở Việt Nam xa xôi có một “người rừng” say mê thiên nhiên cây cỏ đều tỏ ra ngạc nhiên, thán phục. Họ càng thán phục hơn khi chính người Việt Nam đã phát hiện ra loài thực vật mới cho thế giới.

Đình Thắng - Báo Tiền phong online

Người gửi:  vietsnets [ Thứ 6 Tháng 9 18, 2009 4:21 pm ]
Tiêu đề bài viết: 

Anh này thấy quen quen...hình như ở GL thì phải

Bạn đang xem trang 1 / 1 trang Thời gian được tính theo giờ UTC + 7 Giờ
Powered by phpBB © 2000, 2002, 2005, 2007 phpBB Group
http://www.phpbb.com/