Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 5 Tháng 3 28, 2024 4:43 pm



Gửi bài trả lời  [ 3 bài viết ] 
 Kinh nghiệm đi rừng không bị Vắt cắn 
Người gửi Nội dung

Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 3 11, 2007 10:42 pm
Bài viết: 14
Đến từ: class 49B silviculture-Vietnam forestry university
Gửi bài Kinh nghiệm đi rừng không bị Vắt cắn
Khi đi trong các khu rừng mưa nhiệt đới, nhất là vào mùa mưa. Chúng ta hay gặp 1 loài sinh vật nhỏ bé, sống ở những nơi thảm thực vật ẩm ướt hay bờ, khe suối. Ở các tỉnh phía Bắc còn có lòai Vắt xanh chúng sống trên những chiếc lá cây. đây là lòai sinh vật sống nhờ vào hút máu người và động vật rừng. Tuy nhiên chúng củng là sinh vật chỉ thị cho môi trường vì chúng rất dễ bị biến mất khi môi trường sống của chúng có những biến đổi do phá rừng, phát quang làm nương rẫy vv...

Đối với lòai Vắt đất (chúng sống chủ yếu dưới đất) bạn có thể dùng vớ (bít tất) chống Vắt, đi giày và dùng thuốc DEP bôi xung quanh vớ và giày sẽ chống được sự đeo bám của chúng. Tuy nhiên nếu bạn gặp trời mưa hay đi vào các vũng nước. lượng thuốc DEP của bạn sẽ bị rửa trôi và Vắt vẫn có thể đeo bám bạn được. Bạn nên thường xuyên kiểm tra giày, vớ khi đi rừng để tránh bị hút máy. Khi bạn bị vắt cắn, vết thương thường gây ngứa và rất khó chịu. Đôi khi các vết thương không ngừng chảy máu do chúng đã tiết ra các chất chống đông máu. Bạn nên rửa sạch vết thương và dùng dầu gió xanh bôi lên. Nếu vẫn tiếp tục không cầm máu bạn dùng 1 miếng giấy nhỏ dán lên vết thương và giữ trong vòng 7-8 phút sẽ Ok.

Đối với lòai Vắt xanh ở các khu rừng phía Bắc Việt Nam thì rất khó có phương cách giảm thiều sự đeo bám của chúng, hơn nữa chúng cắn rất êm cho nên chi khi chúng no và buông ra khỏi vết cắn và chảy máu thì bạn mới nhận ra. Lòai vắt xanh rất hay cắn vào những nơi có nhiệt đô cơ thể cao, nhưng nơi có mạch máu. Mặc dù chúng là những sinh vật Mù hòan tòan nhưng khả năng cảm nhiệt của chúng rất tuyệt vời do vậy chúng chỉ hút máu các lòai động vật máu nóng mà thôi.

Do Vắt là một lòai sinh vật chỉ thị của môi trường nên chúng ta có thể bắt chúng lấy mẫu máu trong cơ thể chúng và đem đ phân tích chắc chắn chúng ta có thể biết là khu rừng có vắt đó có những lòai động vật máu nóng nào đang tồn tại


Chủ nhật Tháng 3 11, 2007 10:58 pm
Xem thông tin cá nhân

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 1 24, 2007 3:56 pm
Bài viết: 1
Đến từ: Chi cuc kiem lam Kon Tum
Gửi bài 
Chào các bạn,
Mình cũng có một kinh nghiệm chống vắt rất hay học được của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, xin chia sẻ để mọi người cùng biết, đó là: MUỐI.
Tại sao vậy?
Nhiều lần đi rừng, tôi thấy người dân tộc thiểu số (họ thì làm gì có thuốc DEF, làm gì có tất chống vắt ???? :lol: ) thường chỉ đi dép, loại dép nhựa mềm, có độ bám dai và thuận lợi khi đi qua ngầm, qua suối. Chính điều này lại giúp ta thuận lợi hơn khi bắt con vắt ra khỏi chân. Vì nếu khi đi tất, việc tháo tất ra để lấy con vắt mất nhiều thời gian và phức tạp hơn nhiều!.
Và họ thường mang theo một gói muối hột. Muối trong rừng quả là cần thiết. Này nhé, muối có thể ăn với rau rừng (thêm tí bột ngọt và ớt xanh thì tuyệt, chậc...chậc....), ăn với cá, cua, ếch...nướng.
Song ngạc nhiên hơn là khi bị vắt cắn, họ chỉ việc lấy vài hạt muối xoa thẳng vào chỗ con vắt đang cắn, lập tức, con vắt co dúm lại và rơi ra. Chỗ vết thương bị vắt cắn cũng không ngứa và chảy máu nhiều (thậm chí coi như được sát trùng 1 lần nhờ muối).
Thế nào ? các bạn thấy tuyệt cú mèo chưa ?
Có nhiều kinh nghiệm trong dân gian rất hay về đi rừng. Rất mong nhận được những chia sẻ từ các bạn!

_________________
Pham Quang Thanh
Chi cuc kiem lam Kon Tum
71 - Phan Dinh Phung - TX Kon Tum
Tel: Office: 060.910284 - Home: 060.868650
Mobile: 0905.100298


Thứ 4 Tháng 4 02, 2008 10:25 am
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 3 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010