Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 6 Tháng 3 29, 2024 6:17 am



Gửi bài trả lời  [ 2 bài viết ] 
 Những câu hỏi thú vị về côn trùng (phần 2) 
Người gửi Nội dung
Site Admin

Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 9 01, 2003 9:33 am
Bài viết: 94
Đến từ: School of Chemical and Bioengineering, Ulsan University, Korea
Gửi bài Những câu hỏi thú vị về côn trùng (phần 2)
Những câu hỏi thú vị về côn trùng
Mèo con - Sưu tầm
Tại sao châu chấu hoạt động thành đàn?
Châu chấu dù bay ở trên trời hay đỗ dưới mặt đất vẫn duy trì tính hợp quần. Đây không phải là sở thích nhất thời, mà do thói quen đẻ trứng và nhu cầu về mặt sinh lý của chúng.
Việc châu chấu thích hoạt động thành đàn có quan hệ rất lớn đến thói quen đẻ trứng. Đến mùa giao phối, châu chấu lựa chọn vị trí đẻ trứng tương đối nghiêm khắc, thích hợp nhất là môi trường có chất đất cứng, có độ ẩm tương đối và có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Trên những cánh đồng rộng lớn, khu vực có thể đáp ứng các tiêu chuẩn này tương đối ít, do vậy, châu chấu thường tập trung đẻ trứng hàng loạt trên một phạm vi không lớn lắm. Thêm vào đó, trong khu vực nhỏ này, chênh lệch độ ẩm là rất ít, khiến cho trứng nở đồng loạt, đến mức châu chấu non vừa chào đời đã hình thành thói quen sống cùng nhau, đi theo nhau.
Mặt khác, châu chấu phải sống theo đàn cũng là do nhu cầu về mặt sinh lý. Chúng cần nhiệt độ cơ thể tương đối cao để hoạt động. Vì vậy, việc sống thành đàn sẽ giúp chúng duy trì nhiệt độ trong cơ thể. Tất cả những con châu chấu trong đàn đều có chung đặc điểm này. Bởi vậy, trước khi chúng kết đàn, chỉ cần vài con lượn vòng trên không trung, rất nhanh sau đó, những con khác dưới mặt đất sẽ cảm ứng và đồng loạt bay lên.

Ánh sáng đom đóm có từ đâu?
Thử di nát trên đất một con đom đóm phát sáng, bạn sẽ thấy để lại trên mặt đất là một vệt dài, vẫn tiếp tục nhấp nháy, sau đó mới mờ dần rồi mất hẳn. Như vậy, ánh sáng do đom đóm phát ra là sản phẩm của một quá trình hoá học, chứ không phải là quá trình sinh học.
Bởi vì, sau khi côn trùng đã chết mà ánh sáng vẫn còn, thì rõ ràng con vật chỉ làm nhiệm vụ liên tục sinh ra loại chất phát sáng mà thôi.
Đom đóm có hai nhóm là đom đóm bay và đom đóm bò dưới đất. Cả hai nhóm này đều có thể phát ra cùng một thứ ánh sáng lạnh đặc biệt, không toả nhiệt như ánh sáng nhân tạo. Đó là vì trong quá trình phát sáng, hầu như toàn bộ năng lượng được sinh vật chuyển thành quang năng, chứ không tiêu hao thành nhiệt như ở những nguồn sáng nhân tạo khác.
Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt. Bên trong lớp da bụng là dãy các tế bào phát quang, trong cùng là lớp tế bào phản quang, có chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài.
Các tế bào phát quang có chứa hai loại chất là luciferin và luciferaza. Khi tách rời nhau, chúng chỉ là những hoá chất bình thường, không có khả năng phát sáng. Nhưng khi ở cạnh nhau, men luciferaza sẽ xúc tác, thúc đẩy quá trình oxy hoá luciferin (quá trình dùng ôxy đốt cháy luciferin). Quá trình oxy hoá này tạo ra quang năng.
Đom đóm chỉ có thể phát sáng lập loè mà không liên tục, bởi vì chúng tự khống chế việc cung cấp ôxy, sao cho phản ứng phát sáng thực.

Mối không chỉ là loài ăn hại ?
Tổ mối có cấu trúc thông khí rất tốt. Không khí bên ngoài luồn vào tổ qua các lỗ trên mặt đất. Ban đầu không khí sẽ lạnh lại, sau đó tiếp xúc với bầy mối ở sâu bên trong nên nóng dần lên, nhẹ hơn và thoát ra ngoài. Chính vì vậy tại Mali, các đền thờ Hồi giáo được xây dựng theo thiết kế rất giống với tổ mối.
Để xây tổ, mối có thể đùn đất lên từ dưới độ sâu 20 mét, nên cứ quan sát tổ mối người ta có thể tìm thấy dấu vết các khoáng chất và kim loại quý.
Tại bờ biển Ngà, đất tổ mối gồm hỗn hợp đất, nước bọt và phân của mối được dùng làm bột chỉnh hình chữa sai khớp. Người dân ở đây cũng sử dụng hỗn hợp này làm thuốc chữa bệnh thuỷ đậu và bệnh quai bị. Ngoài ra, ở đây cũng như ở Benin, mối còn là món ăn rất được trẻ em ưa chuộng.
Tại Trung Phi, bộ tộc Zakara xem thông điệp của mối như những lời sấm truyền. Để giải đáp một vấn đề gây nhiều tranh cãi, họ để một cây gậy suốt cả ngày trên miệng tổ mối. Tuỳ theo mối ăn gậy đến mức nào mà họ sẽ có câu trả lời.
Ở Burkina Faso, khi đất nông nghiệp đã bạc màu trơ cứng ra như đá, người dân trộn mối với phân hữu cơ và nhồi vào các lỗ đào trên mặt đất. Mối sẽ tạo ra vô số hầm hào dưới lòng đất giúp đất dẫn nước tốt hơn trong mùa mưa. Bộ máy tiêu hoá của mối (chiếm 70% trọng lượng cơ thể) hoạt động giống như nhà máy hoá chất. Khi làm tổ, mối đã giữ lại vật chất hữu cơ khiến quá trình khoáng hoá chậm lại và các hợp chất khó phân huỷ sẽ phân huỷ dễ dàng hơn, giúp cho cây trồng tốt hơn. Cấu trúc tổ mối cũng giúp giữ cho đất đai ít bào mòn và rửa trôi. Trong số 2.666 loài mối trên thế giới, thật ra chỉ có 6 loài phá hoại nhà cửa.

Sức mạnh vô địch của côn trùng
Trong thế giới côn trùng, nhiều động vật có khả năng khó tưởng tượng. Chẳng hạn, một con bọ nhảy có thể bật cao vượt gấp 200 lần chiều cao của nó, con kiến có thể vác được vật tương đương với 52 lần trọng lượng bản thân. Ngay cả nhiều loài bướm yếu ớt cũng có thể bay xa liên tục mấy trăm nghìn mét.
Sở dĩ côn trùng có sức mạnh đáng kinh ngạc đến vậy là vì chúng có tổ chức cơ thịt rất phát triển, không chỉ đặc biệt về kết cấu mà còn có số lượng rất lớn. Nếu như loài người có hơn 600 cơ thịt, thì côn trùng lại có đến hơn 2.000 cơ.
Cơ thịt của côn trùng ngoài việc giúp chúng nhảy cao nhảy xa, còn có thể giúp chúng bay lượn đường trường. Chuồn chuồn, bướm, ong, thiêu thân… có thể bay được rất xa chính là dựa vào phần cơ thịt nối liền giữa ngực và lưng của chúng.
Đặc biệt, với cơ thịt phát triển, loài bướm có thể vỗ cánh lên xuống, kéo cả cơ thể tiến lên phía trước, lùi về phía sau hoặc bay vòng quanh. Khi chúng nghỉ không bay nữa, cánh vẫn vỗ không ngừng, đó là chúng lợi dụng cơ thịt vận động làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, để lúc nào cũng có thể sẵn sàng bay được. Điều này cũng giống như máy bay trước khi cất cánh, cần phải khởi động động cơ vậy.

Côn trùng có mũi và tai hay không?
Côn trùng thực sự có mũi. Nếu bạn bắt được các loại côn trùng, quan sát tỉ mỉ một chút thì sẽ phát hiện ra trên đầu chúng đều có một đôi xúc tu. Tuy những đôi xúc tu của các loại côn trùng không giống nhau, nhưng đều đóng vai trò làm cơ quan khứu giác.
Ngoài ra, phía dưới miệng của côn trùng còn có hai đôi râu ngắn nhỏ. Tuy bề ngoài của xúc tu và râu hoàn toàn khác so với mũi của động vật bậc cao, nhưng chúng lại giống mũi ở chỗ có thể ngửi mùi. Mặt ngoài của xúc tu và râu có rất nhiều lỗ thủng nhỏ, trong mỗi lỗ thủng đó có một số tế bào có thể cảm thụ mùi trong không khí.
Đối với nhiều côn trùng, chiếc “mũi” đặc biệt này rất quan trọng. Ngoài ong và bướm, còn có không ít côn trùng khác cũng lợi dụng cơ quan khứu giác đó để tìm thức ăn hoặc tìm bạn đời, chẳng hạn loài kiến. Nếu thả vài con kiến ở tổ kiến này vào trong một tổ kiến khác, do mùi của chúng không giống nhau nên những con kiến ngoại lai này sẽ lập tức bị cắn chết.
Côn trùng không những có thể ngửi mùi, mà còn có thể phân biệt được âm thanh. Bởi vì trên cơ thể của chúng có một số bộ phận có tác dụng như đôi tai. Kiểu "tai" này rất kỳ lạ và cũng mọc ở những chỗ rất khác thường. Tai của muỗi mọc ở trên hai xúc tu của phần đầu, trong đoạn thứ hai của mỗi xúc tu ẩn giấu một cơ quan nghe âm thanh. Tai của dế lại mọc ở trên đoạn thứ hai của một đôi chi trước. Còn tai của thiêu thân, với con cái thì ở phần ngực, còn với con đực thì mọc ở phần bụng.
Khả năng thính giác của côn trùng rất đặc biệt. Chúng có thể phân biệt được nhịp điệu và quy luật của âm thanh cực kỳ hiệu quả. Nếu như số lần đứt nối của âm thanh trong mỗi giây đồng hồ tương đối nhiều, thì tai người nghe không ra chỗ đứt nối, chỉ cảm nhận được là một vùng âm thanh liên tục. Nhưng với nhiều côn trùng, chúng có thể nhận rõ sự ngắt quãng này. Không những vậy, nhiều loài còn có thể nghe được siêu âm, thậm chí là siêu âm dao động 200.000 lần mỗi giây.
“Tai” của côn trùng chủ yếu là dùng để tìm “bạn đời”. Tai cũng phát huy tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ an toàn. Chẳng hạn nhiều con thiêu thân có thể nghe được âm thanh của dơi (loại sóng siêu âm tai người không nghe được), nhờ đó chúng có thể nhanh chóng rời khỏi khu vực nguy hiểm mà không rơi vào miệng của kẻ thù.

Nhện giăng tơ như thế nào?
Khi bạn nhìn thấy giữa các cây hai bên bờ kênh, hoặc hai góc nhà cách nhau rất xa có kết một mạng nhện, các bạn hẳn sẽ băn khoăn: Nhện vừa không biết bơi cũng không biết bay thì nó làm cách nào mắc được "tấm lưới không trung" này vậy?
Hóa ra, phần cuối bụng của nhện có mấy đôi "máy dệt", tơ nhện chính là được tuôn ra từ trong lỗ nhỏ của máy dệt. Thành phần của tơ nhện là protein, giống như tơ tằm vậy, khi vừa tuôn ra còn là một loại "keo dán" rất dính. Khi nó tiếp xúc với không khí thì lập tức trở nên cứng và trở thành tơ.
Cũng giống như con người muốn đi qua bên kia sông thì phải bắc cầu, nhện khi muốn bò đến bờ bên kia sông thì nó phải mắc "cáp trời".
Việc mắc cáp trời rất thú vị. Nhện từ vị trí của nó giương ra rất nhiều chân dài để kéo tơ dài ra phía trước. Vậy là những sợi tơ nhện này xuôi theo gió bay bay, giống như mấy chiếc dây thắt lưng mỏng trong suốt bay trong không trung. Sau đó, nó luôn dùng chân để chạm vào điểm cố định của sợi tơ nhện.
Bỗng nhiên, nó phát hiện trong đó có một sợi tơ không kéo nổi. Hóa ra một đầu của sợi tơ bay bị gió thổi sang đối diện, và đã bị dính trên cành cây hoặc đồ vật khác, do vậy cáp trời đã được mắc như vậy.
Một biện pháp khác để mắc cáp trời là: đầu tiên nhện cố định tơ vào một điểm, còn mình treo trên sợi tơ, rủ xuống mặt đất, sau đó phần cuối bụng vừa nhả tơ, vừa trèo lên trên góc nhà hay cành cây đối diện, đợi sau khi đến được mục đích lại dùng chân thu tơ lại, khi thu đến vừa độ dài thích hợp liền cố định tơ lên trên điểm cố định mới, như vậy cáp trời cũng có thể dệt thành.
Giống như cột nhà phải lớn một chút, nhện định ra sợi này là sợi chống đỡ cho mạng nhện, đi đi về về lại dính lên mấy sợi tơ, biến nó thành một "dây cáp" thô. Tiếp đó, phía dưới sợi cáp thô này lại mắc song song sợi cáp thứ hai. Đợi sau khi hai sợi cáp mắc xong, thì nhện dệt thành một tấm mạng nhện ở giữa hai sợi cáp thô này.

[/B]Tại sao chuồn chuồn 'đạp nước'? [/B]
"Chuồn chuồn đạp nước chầm chậm bay" là câu thơ cổ của Trung Quốc, có thể thấy rằng hiện tượng này đã được mọi người sớm chú ý đến. Nhưng tại sao chuồn chuồn phải đạp nước?
Thực ra chuồn chuồn không giống với nhiều côn trùng khác, trứng được nở ra trong nước, lúc nhỏ sống trong nước. Hình dáng của ấu trùng không giống như chuồn chuồn mà chúng ta thường thấy, tuy có 3 đôi chân nhưng lại không có cánh để bay. Môi dưới của nó rất dài, có thể cong duỗi, đoạn đầu có kìm đã trở thành công cụ bắt mồi. Khi nghỉ ngơi, môi dưới có thể gập cong che kín toàn bộ miệng lại. Các loại ấu trùng như phù du hoặc côn trùng hút nhựa cây... ở trong ao là thực phẩm chính của nó. Khi ấu trùng của chuồn chuồn sống dưới nước trưởng thành từ trên bèo rong nhảy ra khỏi mặt nước, lột xác biến thành chuồn chuồn. Do vậy, đôi khi chúng ta nhìn thấy nó, đậu ở ven sông hay trên mặt ao, chốc chốc lại bay thấp chấm đuôi trong nước, trên thực tế, kiểu "đạp nước" này chính là động tác đẻ trứng của chuồn chuồn.

Mật ong được gây bằng cách nào?
Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa, nhưng quá trình thu thập gây mật có bao gian khổ thì nhiều người vẫn chưa được biết đến.
Mùa xuân và hạ là mùa muôn hoa đua nở, nguồn mật phong phú nhất. Lúc này, những con ong thợ bắt đầu ra ngoài lấy mật nhiều lần. Chúng dừng ở giữa bông hoa, thè chiếc lưỡi tinh xảo như chiếc ống, đầu lưỡi còn có một thìa múc mật, khi lưỡi đưa ra kéo vào, chất ngọt ở phần đáy những tán hoa sẽ theo lưỡi chảy vào trong dạ dày ong. Những con ong thợ hút hết bông này đến bông khác cho đến khi dạ dày ong đựng đầy, bụng căng bóng lên mới thôi.
Trong tình trạng bình thường, một ngày một con ong thợ phải ra ngoài lấy mật hơn 40 lần, mỗi lần hút 100 bông hoa, nhưng mật hoa hút được chỉ có thể gây được 0,5 g mật ong. Nếu muốn gây 1.000 g mật ong và khoảng cách giữa buồng ong và nguồn mật là 1.500 m, gần như phải bay một quãng đường 120.000 m.
Thu thập mật hoa gian khổ như vậy, gây mật hoa thành mật ong cũng không dễ dàng. Đầu tiên tất cả ong thợ nhả chất ngọt hút được của bông hoa vào trong một lỗ trống của tổ ong, đến tối lại tiến hành điều chế chất ngọt hút được trong dạ dày của chính nó, sau đó nhả ra, rồi lại nuốt vào, cứ nuốt vào nhổ ra luân phiên như vậy, phải tiến hành 100-240 lần cuối cùng mới gây được mật ong thơm ngọt như vậy. Để làm cho mật mau khô, hàng trăm nghìn ong thợ còn phải quạt cánh không ngừng, sau đó cất mật ong đã khô vào kho, đậy nắp nến lên trên để cất giữ lại đến mùa đông dùng làm thức ăn.

Côn trùng có cơ bắp không?
Có chứ! Một con côn trùng có thể mang một sức nặng bằng 20 lần sức nặng của bản thân, trong khi phần lớn chúng ta chỉ nhấc được một vật nặng bằng trọng lượng của mình hay hơn một chút mà thôi.
Côn trùng có xương lộ ra ngoài, song các điểm gắn những bó cơ thì lại ở trong. Các cơ bắp này thường được gắn với các lớp da trong của chúng.
Sức mạnh cơ bắp của côn trùng là do các thớ cơ giao nhau tạo nên. Cơ bắp cũng phân bố rất phức tạp. Cánh của chúng chẳng hạn, được tác động bởi 5 nhóm cơ thuộc các phần khác nhau của cơ thể, giống như các điểm trên một hình ngũ giác. Điều này giúp côn trùng đập cánh không những lên cao hay xuống thấp mà còn có thể đập xiên, đập nghiêng để đối phó với mọi hướng gió tác động.


Thứ 5 Tháng 9 06, 2007 12:55 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 2 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010