Home | Overview | Timbers | National parks | Vietnamese

FOCUS IN WILDLIFE
NEW EVENTS

 

DESCRIPTION OF VIETNAM FLORA

(More than 3000 species of flora in Vietnam)
Update 20/12/2016

Vietnam name: Lan hài vân
Latin name: Paphiopedilum callosum
Family: Orchidaceae
Order: Orchidales
Class (Group): Ground orchid 
       
Picture: Phùng Mỹ Trung  
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
  LAN HÀI VÂN

LAN HÀI VÂN

Paphiopedilum callosum (Rchb.f.) Stein.

Họ : Phong lan Orchidaceae

Bộ : Phong lan Orchidales

Đặc điểm nhận dạng:

Loài lan đất, thân ngắn. Lá sát đất hình bầu dục thuôn, dài 15 - 25cm, rộng 3 - 4cm, đỉnh nhọn, màu xanh đậm với các đốm màu xanh nhạt ở mặt trên. Cụm hoa cao 30cm, có lông, màu nâu đỏ. Hoa 1, lớn 8 - 10cm. Cánh đài lưng gần tròn hơi gấp lại, mép răn reo, màu trắng pha hồng gốc màu xanh có gân đỏ ở đỉnh. Cánh tràng chúc xuống hình giải thuôn, mép có lông, có 4 - 5 vạch màu đen nhạt trên nền xanh xám. Cánh môi dạng túi hình nón, màu nâu đỏ, gốc màu xanh nhạt, hai bên thùy cuộn lạI vào trong có nhiều đốm đỏ đậm.

Sinh học và sinh thái:

Mùa hoa tháng 3 - 4. Tái sinh bằng hạt. Mọc rất rải rác dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng ưu thế  và  mọc ở các vách núi đá vôi dựng đứng trên cao độ 1000-1500m trong các khe nứt hay hốc đá ẩm, ít đất ở các vách dựng đứng gần đỉnh núi.

Phân bố:

Trong nước:

Cây mọc ở Quảng Trị, Quảng Nam - Đà Nẵng, Lâm Đồng.

Thế giới: Lào, Campuchia, Thái Lan.

Giá trị:

Là loài Hài rất quý, có hoa to, màu sắc sặc sỡ, lạ mắt và rất đẹp, rất được ưa chuộng ở các thị trường Lan nước ngoài. Tính đa dạng về màu sắc và hình dáng của cánh hoa bên và môi là điều hấp dẫn nhất đối với những người trồng và lai tạo Hài.

Tình trạng:

Loài có khu phân bố vô cùng hẹp, chỉ mới phát hiện được ở một vùng núi rất nhỏ (thuộc loại hẹp nhất trong số các loài Hài gặp ở nước ta) và khó tái sinh, lại bị săn lùng để thu hái ồ ạt và triệt để đến cả cây còn rất nhỏ nhằm xuất khẩu lậu qua biên giới nên bị tuyệt chủng trong tự nhiên chỉ sau 6 năm từ khi được phát hiện, và 3 - 4 năm từ khi bị khai thác

 

Tài liệu dẫn: Phong lan Việt Nam - Trần Hợp - trang 168.

 
 
 
 

Introduction | Forum | Contact us | Latin read & write | Help | Vietnamese

 
© Copyright of Vietnam Forest Creatures
Tel: +844 3895729, 09.44.679.222 -  Email to:
Admin website