Home | Overview | Timbers | National parks | Vietnamese

FOCUS IN WILDLIFE
NEW EVENTS

 

DESCRIPTION OF VIETNAM FAUNA

(More than 2000 species of faunas in Vietnam)
Update 20/12/2016

Vietnam name: Vượn đen má vàng
Latin name: Nomascus gabriellae
Family: Hylobatidae
Order: Primates
Class (Group): Mammal 
       
Picture: Nguyễn thị liên Thương  
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
  VƯỢN ĐEN MÁ VÀNG

VƯỢN ĐEN MÁ VÀNG

Nomascus gabriellae (Thomas, 1909)

Hylobates concolor gabriellae Thomas 1909.

Họ: Vượn Hylobatidae

Bộ: Linh trưởng Primates

Đặc điểm nhận dạng:

Có bộ lông dày và mềm. Con đực có màu đen, trên hai má có hai đám lông màu vàng nhạt. Trên đỉnh đầu có đám lông dựng đứng như cái mào. Trọng lượng thường từ 6 - 10 kg. Đám lông trước ngực màu nâu, không phải màu đen. Chân tay dài không có đuôi. Con cái có màu lông không phải màu đen. Lưng và đùi có màu vàng nhạt không phải xám hoặc nâu. Có một túm lông màu thẫm thẳng đứng trên đỉnh đầu. Trọng lượng trung bình từ 6 - 10 kg. Lông ở ngực màu xám. Lông quanh mặt thường màu vàng. Lông hai bên má thường thẳng ra phía ngoài.

Sinh học, sinh thái:

Kiếm ăn trên cây cao. Thức ăn là lá cây, chồi non, quả cây và côn trùng, trứng chim, chim non trong tổ. Bắt đầu sinh sản vào năm thứ 7 - 8. thời gian có chửa 7 - 8 tháng. Hai năm đẻ một lần, mỗi lần đẻ một con. Vượn đen thường sống trong sinh cảnh rừng già trên đỉnh núi cao. Thường sống trong các khu rừng già, rậm. Không sống trong rừng thưa, rừng tre lứa. Vượn sống thành từng nhóm nhỏ như một gia đình; Gồm một đực già, 1 - 2 con cái và các con của chúng. Một nhóm có một khu vực cư trú riêng tách biệt với các nhóm khác. Đôi khi gặp những nhóm nhỏ tách khỏi đàn để lập nhóm mới, hoạt động vào ban ngày và tích cực nhất vào sáng sớm và chiều tối. Trưa và ban đêm ngồi nghỉ trên ngọn cây. Thường hay kêu hú vào sáng sớm.

Phân bố:

Trong nước: Quảng Nam (Sông Thanh), Đà Nẵng (Sơn Trà), Gia Lai (Kon Ka Kinh, Kon Cha Răng, Cheo Reo), Kontum (Sa Thày, Ngọc Linh), Lâm Đồng (Bảo Lộc), Khánh Hoà, Đồng Nai (Vườn quốc gia Cát Tiên).

Thế giới: Cămpuchia.

Giá trị:

Là đối tượng nghiên cứu khoa học, tìm hiểu sinh thái tập tính của loài trong tự nhiên để tìm hiểu về tiến hóa.

Tình trạng:

Trước năm 1975, loài này còn gặp rất phổ biến ở các khu rừng già thuộc các tỉnh phía Nam từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào trên diện tích ước tính khoảng >10.000km2. Từ năm 1975 trở lại đây tình trạng của loài thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm mạnh. Số lượng tiểu quần thể hiện nay khoảng >5. Nguyên nhân biến đổi có thể là: Nơi cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rựng tự nhiên bị thu hẹp và đây là đối tượng săn bắt để nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.

Phân hạng: EN A1c,d C2a.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam 2000 và danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành lâm nghiệp (Phụ lục IB Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính Phủ). Kiến nghị: Cần tiến hành tốt việc thực thi pháp luật, các quy chế, nghị định của chính phủ về công tác bảo vệ động vật hoang dã. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và các chương trình quản lý các loài động vật hoang dã nói chung và các loài bị đe doạ nói riêng.

Hiện nay loài này cũng được bảo vệ trong các khu bảo tồn như: Vườn Quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Rây (Kontum), Kon Hà Nừng (Gia Lai), Ea So (Đắk Lắk), Cao Nguyên Đà Lạt, Vườn Quốc gia Yok Don (Đăk Lắk), Vườn Quốc gia Cát Tiên thuộc tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai. Ngoài ra còn một số khu rừng thuộc các tỉnh ở Tây Nguyên cũng đang được bảo vệ và tiến tới thành lập khu bảo tồn để bảo vệ loài vượn qúy hiếm này.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.
 
 
 
 

Introduction | Forum | Contact us | Latin read & write | Help | Vietnamese

 
© Copyright of Vietnam Forest Creatures
Tel: +844 3895729, 09.44.679.222 -  Email to:
Admin website