|
New Page 1
NAI
Cervus unicolor
Kerr, 1792
Họ: Hươu nai Cervidae
Bộ: Ngón chẵn Artiodactyla
Đặc điểm nhận dạng:
Nai là loài lớn nhất trong họ
hươu nai Cervidae, nặng 150 - 200 kg, dài thân 1.800 - 2.000mm. Bộ lông dày, sợi
lông nhỏ, dài, nâu ở hông và mông, xám hay xám đen ở lưng và ngực, trắng bẩn ở
bụng và mặt trong các chi. Nai đực có sừng (gạc) ba nhánh. Nhánh thứ nhất tạo
với nhánh chính một góc nhọn lớn. Sừng to, thô, nhiều nhánh và nhiều đốt sần.
Sinh học, sinh thái:
Nai sống nhiều sinh cảnh rừng:
rừng thưa, rừng rụng lá, rừng thứ sinh ven
trảng cỏ. Mật độ cao gặp ở các vùng
rừng ven suối và đồi bát úp. Nai không sống ở độ cao trên 1.000m. Khu vực sống
rộng 4 - 5 km2 và ổn định.
Sống đàn hoặc đơn, kiếm ăn đêm. Nơi xa dân cư. Nai có thể kiếm ăn cả lúc sáng
sớm và chiều tối. Nơi bị săn bắn mạnh Nai đi kiếm ăn muộn (23 - 24 giờ).
Nai ăn các loại cỏ, lá mầm,
cây bụi, cây tái sinh và một số loại quả rừng rụng xuống. trong điều kiện nuôi
Nai ăn 20 - 25 kg cỏ, lá một ngày. Nai sinh sản tập trung vào mùa thu và mùa
xuân. Mang thai khoảng 8 tháng. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ 1 con. Nai con đẻ
ra khoẻ, bú mẹ khoảng 6 tháng, trưởng thành sinh dục sau 2 năm tuổi.
Phân bố:
Thế giới: Đông nam Á, Trung
Quốc, Assam, Nêpan, ấn Độ, Xây Lan, Mianma,
Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Xumatra, Java, Borneo, Philippines.
Việt
Nam: Trước đây Nai gặp khắp các tỉnh có rừng, hiện nay
chỉ còn dọc theo biên giới phía Tây, từ Tây bắc đến Đông nam bộ và còn
nhiều ở VQG Cát Tiên
Giá trị sử dụng:
Loài thú có giá trị nghiên cứu
khoa học và nuôi cảnh ở các công viên vườn thú.
Tình trạng:
Do săn bắn qúa mức, vùng sống
bị thu hẹp nên Nai đã bị tiêu diệt ở vùng Đông bắc, hiếm ở các tỉnh vùng Tây
bắc, Trung bộ. Các tỉnh Tây Nguyên, Động nam bộ, Nai còn
khá nhiều.
Loài này chưa có tên trong
Sách
đỏ Việt Nam và Nghị định 18 HĐBT. Cần đưa vào Sách đỏ, mức đe doạ thấp (R) và
quản lý tốt nguồn lợi nai rừng. Nai có thể nuôi nhốt chuồng, cần phát triển nghề
nuôi nai.
Tài liệu dẫn:
Động vật
rừng - Phạm Nhật - trang
194.
|
|