|
New Page 1
THỎ
RỪNG
Lepus peguensis
Blyth, 1855
Họ:
Thỏ rừng Leporidae
Bộ:
Bộ thỏ Logomorpha
Đặc điểm nhận dạng:
Thỏ rừng nặng khoảng 2 - 4 kg,
dài thân 380 - 500mm, dài đuôi 65 - 80mm. Bộ lông mềm, mịn, Đầu, mặt trên cổ,
lưng, hông, mông trên màu mốc hoặc vàng xám. Bụng trắng đục. Tai hơi nâu, Đuôi
ngắn, lông đuôi phớt trắng.
Sinh học, sinh thái:
Thỏ rừng sống ở rừng thưa,
savan cây bụi nơi có nhiều trảng cỏ, thích hợp nhất là vùng giáp ranh giữa rừng
với bãi cỏ ven nương bãi. Sống thành đôi hay đàn nhỏ, kiếm ăn trên mặt đất. Ngủ
trong bụi cây. Vận động đi lại nhanh nhẹ. Chạy nhanh nhưng chóng mất sức. Không
biết leo trèo. Kiếm ăn từ chập tối đến nửa đêm. Khi ăn no chúng thường tập trung
đùa rỡn trên bãi cỏ.Thỏ ăn nhiều lá chồi non của
nhiều loài thực vật rừng (cây có nhựa mủ trắng, cây họ
Cúc Asteraceae) và nhiều loài cây trồng (Đậu, Lạc, Rau muống...).
Thỏ rừng đẻ từ mùa xuân đến mùa
thu, mỗi năn 3 - 4 lứa. Mang thai 30 ngày, mỗi lứa 2 - 4 con. Con non sau 6
tháng thì trưởng thành sinh dục.
Phân bố:
Việt
Nam: Loài có vùng phân bố hầu khắp ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Tây Ninh
Đồng Nai, Long An.
Thế giới:
Nam
Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai, Thái Lan, Campuchia, Lào
Giá trị sử dụng:
Thỏ rừng cho da lông và thực
phẩm (Một con thỏ có thể cho 0,2 - 0,3m2 da
lông, 0,8 - 1 kg thịt).
Tình trạng:
Số lượng thỏ ở các tỉnh Tây
Nguyên còn nhiều. Khả năng phát triển tự nhiên của thỏ tốt. Cần khoanh nuôi thỏ
để tăng nguồn thu lâm sản.
Tài liệu dẫn:
Động vật rừng - Phạm Nhật - trang 216.
|
|