Báo hoa mai thân
dài, chân cao. Nền lông mầu vàng nhạt ở phần lưng, trắng bạc ở phần bụng. Trên
toàn thân từ đầu, thân, đuôi kể cả dưới bụng có nhiều đốm đen. Những đốm ở lưng
có hình hoa mai (giữa đốm mầu vàng chấm đen như nhuỵ hoa), đốm ở đầu nhỏ, phần
nửa gốc đuôi đốm đen lớn. Ngoài dạng báo bình thường kể trên, còn có dạng báo
đen toàn thân mầu đen đốm hoa mai lặn trong nền lông nên khó nhìn thấy. Đây là
dạng biến dị cá thể cùng loài (P. paradus), rất hiếm gặp.
Sinh học, sinh
thái:
Thức ăn gồm thịt
thú rừng: lợn, hươu, nai, trâu, bò non, khỉ, voọc, kể cả gia súc, và các
loài gặm nhấm lớn. Vùng sống và hoạt động bao gồm nhiều dạng rừng núi, chủ yếu
rừng già ít tác động. Thú
kiếm ăn đêm và cả ban ngày ở nơi vắng người, thường nằm nghỉ trên các cành
cây. Báo hoạt động đơn lẻ, chỉ sống đôi vào mùa sinh sản. Chưa có tư liệu về
sinh sản của Báo hoa mai ở Việt Nam. Theo Kanchanasakha et al. (1998), Báo hoa
mai mang thai 90 – 105 ngày, mỗi lứa đẻ thường 2
- 3 con. Sau khoảng 1 năm tuổi
báo con tách khỏi bố mẹ để sống độc lập.
Phân bố:
Trong nước:
Nơi thu mẫu: Lai Châu, Bắc Kạn, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Lâm Đồng. Báo hoa
mai có phân bố rộng ở các vùng rừng núi trong toàn quốc, nhưng số lượng rất ít.
Thế giới: Ấn Độ,
Bănglađet, Nam Nêpan, Đông Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Cămpuchia,
Inđônêxia.
Giá trị:
Loài thú quí, hiếm, có giá trị nghiên cứu khoa học và góp phần điều hoà số lượng
cá thể các quần thể con mồi, giúp cân
bằng sinh thái tự nhiên.
Tình trạng:
Báo hoa mai vốn
ít gặp trong thiên nhiên. Hiện nay, do săn bắt quá mức và mất rừng nên trữ lượng
của chúng còn rất thấp, có
nguy cơ tuyệt chủng nếu không có biện pháp bảo vệ tích cực.
Đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam và Nhóm IB Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Cần có chiến lược bảo vệ rõ
ràng cho các khu vực đặc biệt là các khu bảo vệ còn báo gấm sinh sống. Cần tổ
chức nhân nuôi sinh sản bán tự nhiên để bảo tồn loài và thả lại vào thiên nhiên
khi có điều kiện phù hợp.
Tài
liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 31.