Thú cỡ trung bình
trong Họ
MèoFelidae,sau Hổ
và Báo mai hoa. Bộ lông có hoa văn rất đẹp. Lông màu gio sáng hoặc vàng sáng, có
nhiều hoa vân lớn ở 2 bên lưng, các hoa văn được viền vành đen khép kín và rất
nét. Nhiều vệt đen chạy dài từ giữa thân theo sống lưng xuống hết đuôi; nhiều
đốm đen nhỏ ở đầu, đùi. Dọc đuôi có nhiều vòng khoanh rõ nhưng bị đứt quãng hoặc
mờ ở mặt dưới đuôi.
Sinh học, sinh
thái:
Thức ăn gồm các
loài động vật rừng cỡ nhỡ như hoãng, cheo cheo, khỉ, voọc, sóc, tê tê, gà. Báo
gấm sống và hoạt động chủ yếu ở rừng cây gỗ cao vùng rừng núi đất, hoặc các
thung lũng núi đá. Báo sống độc thân, có lúc đi đôi,
hoạt động ban đêm, leo trèo giỏi. Chưa có tư liệu về sinh sản của báo gấm ở
Việt Nam. ở Thái Lan Báo gấm mang thai 90 - 95 ngày, đẻ 2 - 4 con mỗi lứa, con
non nặng 150-180g (Kanchanasakha et al., 1998).
Phân bố:
Trong nước:
Nơi thu mẫu gồm Lai Châu, Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Nghệ
An, Lâm Đồng. Báo gấm có phân bố rộng ở các vùng rừng núi trong cả nước, nhưng
số lượng hiếm.
Thế giới: Nam Trung
Quốc, Nêpan, Mianma, Malaixia, Indonesia, Thái Lan.
Giá trị:
Loài thú quí, hiếm,
có giá trị nghiên cứu khoa học và góp phần điều hoà số lượng cá thể các
quần thể con mồi, giúp cân bằng sinh thái tự nhiên.
Tình trạng:
Báo gấm hiếm gặp
trong thiên nhiên, hiện nay do săn bắt quá mức, sự huỷ hoại rừng và suy giảm
nguồn con mồi đã là cho loài này có nguy cơ tuyệt chủng cao, nếu không được bảo
vệ tốt.
Phân hạng: EN
A1c,d C1+2a.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam và Nhóm IB
Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Cần có chiến lược bảo vệ rõ ràng cho các khu vực
đặc biệt là các khu bảo vệ còn Báo gấm sinh sống. Cần tổ chức nhân nuôi sinh sản
bán tự nhiên để bảo tồn loài và thả lại vào thiên nhiên khi có điều kiện phù
hợp.
Tài
liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 31.