Về hình thể Mèo
cá rất giống mèo rừng nhưng có kích thước lớn hơn. Những đặc điểm phân biệt giữa
hai loài trước hết đặc điểm ở đuôi, đuôi mèo cá ngắn rõ rệt, chỉ xấp xỉ 1/3 dài
thân (đuôi Mèo rừng xấp xỉ nửa dài thân); đuôi Mèo cá có đốm, vòng mờ lẫn trong
nền xám (rất rõ ở đuôi
Mèo rừng). Bộ lông Mèo cá màu xám gio và nhiều đốm mờ nhỏ lẫn trong nền xám.
Đốm ở Méo cá nhỏ hơn ở mèo rừng.
Sinh học, sinh
thái:
Thức ăn gồm cá,
cua, ốc, chuột, chim… Mèo cá sống ở các sinh cảnh ven các thuỷ vực gần rừng
như rừng thường xanh, rừng tràm,
rừng ngập mặn ven biển và đồng bằng sông Cửu Long, các trảng cây bụi, trảng
lau sậy dọc sông, suối. Mèo hoạt động chủ yếu trên mặt đất, bơi lội giỏi. Mèo
làm tổ trong các hốc đất đá, bụi rậm, hốc cây,… Thời gian mang thai khoảng 63
ngày, mỗi lứa đẻ 1 - 4 con.
Phân bố:
Trong nước:
Chủ yếu ở vùng phía nam. Nơi thu mẫu: Cao Bằng, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí
Minh, Kiên Giang.
Thế giới: Ấn Độ, Nêpan,
Bănglađet, Mianma, Nam Trung Quốc, Pakixtan, Xri Lanka, Đài Loan, Thái Lan,
Malaixia, Indonesia.
Giá trị:
Góp phần điều hoà số lượng cá thể các loài động vật con mồi
trong tự nhiên. Có giá trị nghiên cứu khoa học và nuôi cảnh trong các vườn thú.
Tình trạng:
Mèo cá ít gặp
trong thiên nhiên, chúng hay gặp ở các sinh cảnh rừng tràm, rừng ngập mặn đồng
bằng sông Cửu Long. Hiện nay, do tình trạng săn bắt quá mức, sự huỷ hoại các
sinh cảnh ngập nước làm cho loài này có nguy cơ
tuyệt chủng nếu không được bảo vệ tốt.
Đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam và Nhóm IB Nghị Định Nghị định 32/2006/NĐ-CPCần kiểm soát chặt
chẽ việc săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông
Cửu long.
Tài
liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 31.