Bộ lông có mầu
đen tuyền toàn thân, trừ phần mõm phớt trắng. Một số cá thể có mút lông màu
trắng tạo nên Bộ lông màu hoa râm. Cầy mực sống ở các tỉnh phía Nam phần phớt
trắng lan lên đến lưng. Lông dài thô và xù. Đuôi rất dài, gốc đuôi lớn, nhỏ dần
về mút đuôi; mút đuôi có thể uốn cong cuộn vào thân cây lúc leo trèo. Tai có
chòm lông dài, viền tai mầu trắng. Bàn chân rất khoẻ, vuốt dài nhọn và sắc.
Sinh học, sinh
thái:
Thức ăn gồm nhiều
loại
quả cây và các động vật nhỏ sống trên cây như chim, chuột, côn trùng, rắn,….
Theo kết quả nghiên cứu về thức ăn của Cầy mực ở các cơ sở nuôi nhốt thì thức ăn
của chúng hoàn toàn giống
Cầy vòi mốc
Paguma larvata, Cầy vòi đốm: ăn tạp gồm các loại quả
chín, củ (khoai lang, khoai tây), thịt, cá, trứng, giun đất,…. Cầy mực sống và
hoạt động ở rừng già, rừng tái sinh tốt cạnh rừng già. Chúng sống độc thân,
hoạt
động kiếm ăn ban đêm, sống thầm lặng, leo trèo giỏi, hoạt động chủ yếu trên cây. Khi leo
trèo cầy dùng đuôi quấn vào cành cây để giữ thăng bằng. Cầy mực cũng xuống đất
hoạt động, thích tắm nước và có thể bơi được. Cầy trưởng thành sinh dục 2 - 3
tuổi, thời gian chửa 92 - 94 ngày, đẻ 1 - 3 con, con sơ sinh nặng 400g.
Phân bố:
Trong nước:
Nơi thu mẫu gồm Lai Châu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Bình Định, Ninh Thuận, Gia Lai, Kontum,
Đắk Lắk, Lâm Đồng. Có thể trước kia cầy mực phân bố rộng ở rừng trong toàn quốc.
Nhưng hiện nay chúng chỉ có ở rừng Tây Nguyên và từ Lai Châu vào Bình Dương, Bình
Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.
Thế giới: Nêpan, Ấn Độ,
Mianma, Nam Trung Quốc, Thái lan, Lào, Campuchia.
Giá trị:
Loài thú quí hiếm có
giá trị nghiên cứu khoa học và giúp cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Xạ hương dùng làm chất
định hương trong sản xuất mỹ phẩm.
Tình trạng:
Cầy mực vốn có
trữ lượng ít trong thiên nhiên. Hiện nay, do săn bắt quá mức và nạn
khai thác rừng, phá rừng nên
trữ lượng của cầy mực rất thấp trong thiên nhiên.
Phân hạng:EN A1c,d C1
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam và
Nhóm IB Nghị
định 32/NĐCP (2002). Viện Sinh Thái và Tài
Nguyên Sinh Vật đã kết hợp với Vườn thú Hà Nội nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi và
đã nuôi được cầy sinh sản (Nguyễn Xuân Đặng, 1984). Cần kiểm soát chặt việc săn
bắt và phá hoại môi trường sống của cầy mực. Điều tra đánh giá tình trạng của
chúng ở các khu bảo vệ để có biện pháp bảo vệ thích hợp.
Tài
liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 31.