|
VOỌC MŨI HẾCH
VOỌC MŨI HẾCH
Rhinopithecus avunculus
Dollman,
1912
Pygathrix
avunculus
Dollman, 1912
Họ:
Khỉ Cercopithecidae
Bộ:
Linh
trưởng Primates
Đặc
điểm nhận dạng:
Bộ lông
màu nâu đen. Lông trên đầu và quanh mặt màu trắng nhạt. Không có mào lông trên
đỉnh đầu. vùng bụng, mắt, chi trước và chi sau có màu trắng nhờ, mảng lông trắng
này kéo chùm ra phía bên ngoài khuỷu tay.
Đuôi dài hơn thân, lông xù. Con non mới đẻ lông màu vàng nhạt. Khi lớn
chuyển màu như voọc trưởng thành.
Sinh học, sinh
thái:
Voọc mũi hếch có
chửa vào tháng 11 - 12. Từ tháng 3 - 6 thường thấy con cái mang con non trước
ngực. Thức ăn chủ yếu là chồi non ,
lá
cây và quả cây. Quả 4,7%, lá non 38%, hạt 15%, khoảng 52 loài cây dùng làm
thức ăn cho loài. Nơi sống của Voọc mũi hếch có phần đa dạng hơn các loài Voọc
khác. Chúng thường sống ở những vùng có cây gỗ cao trên đỉnh núi đất, dưới thung
lũng và trên núi đá. Nhiều trường hợp thấy sống ở rừng tre nứa. Chúng ngủ trên
các
cành cây cao. Chưa gặp chúng ngủ trong hang hay vách núi, kể cả mùa đông giá
lạnh. Voọc thường di chuyển và kiếm thức ăn trên tầng cây cao nên không có sự
cạnh tranh về thức ăn với các loài khác, thường sống ở độ cao 200 -1200m. Cấu
trúc đàn một đực và nhiều cái. Số lượng cá thể trong đàn 17 - 25.
Kẻ thù chủ yếu của chúng ngoài thiên nhiên là các loài
thú cỡ lớn.
Phân bố:
Trong nước:
Tuyên Quang (Chiêm Hoá, Na Hang), Bắc Cạn (Ba Bể), Yên Bái (Chấn Yên), Thái
Nguyên (Na Rì, Đại Từ), Quảng Ninh (Hoành Bồ).
Thế giới: Chỉ có ở Việt
Nam
Giá trị:
Loài đặc hữu nên
có giá trị khoa học cao, là đối tượng nghiên cứu khoa học, làm mẫu, nuôi làm
cảnh trong các vườn thú.
Tình trạng:
Trước năm 1975,
loài này còn gặp rất phổ biến ở các khu rừng già thuộc các tỉnh Miền Bắc Việt
Nam trên diện tích ước tính khoảng >2.000km2. Từ năm 1975 trở lại đây, tình
trạng của loài thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm mạnh. Số lượng tiểu quần
thể hiện nay xác định là 7. Nguyên nhân biến đổi do nơi cư trú bị xâm hại, rừng
bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và đây là đối tượng săn bắt để
nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.
Phân hạng:
CR B 2a,b,c C1
Biện pháp bảo vệ:
Đã
được đưa vào Sách đỏ Việt Nam 2000 và danh sách các loài cần được bảo vệ của
ngành Lâm nghiệp (Phụ lục IB Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính
Phủ). Cần tiến hành tốt việc thực thi pháp luật, các quy chế, nghị định của
chính phủ về công tác bảo vệ động vật hoang dã. Xây dựng các khu bảo tồn thiên
nhiên và các chương trình quản lý các loài động vật hoang dã nói chung và các
loài bị đe doạ nói riêng. Hiện nay, loài này cũng được bảo vệ trong các khu bảo
tồn như: Khu bảo tồn thiên nhiên Tát Ke – Bản Bung, Chảm Chu (Tuyên Quang), Du
Già (Hà Giang).
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 31.
|
|