DƠI LÁ QUẠT
DƠI
LÁ QUẠT
Rhinolophus paradoxolophus
(Bourret, 1951)
Rhinomegalophus paradoxolophus
Bourret, 1951.
Họ:
Dơi lá mũi Rhinolophidae
Bộ:
Dơi Chiroptera
Đặc điểm nhận
dạng:
Lông mặt lưng màu
nâu sẫm, phần ngọn sợi lông nhạt màu hơn phần thân và phần gốc.
Lông
mặt bụng màu xám khói. Cằm và ngực màu xám nhạt.
Loa tai to và có
dạng hình phễu.
Mấu
tai cao, hẹp, có các cạnh gần như song song với nhau và đỉnh uốn tròn.Se-la
rất cao và có đỉnh uốn tròn. Thuỳ liên kết thấp và kém phát triển.
Sinh học, sinh
thái:
Dơi lá quạt
thường sống theo đàn, trú ngụ dưới tán cây, hang động, khe đá...Kiếm ăn bằng
cách săn bắt
côn trùng xung quanh các cây to, bụi rậm, dọc theo lối mòn...
Phân bố:
Trong nước:
Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn và Bắc Kạn, Ninh Bình, Quảng Bình,
Thế giới: Đông
bắc Thái
Lan.
Giá trị:
Là loài dơi hiếm,
loài đặc hữu Đông nam Á, chỉ ghi nhận được ở Việt Nam và Đông Bắc Thái Lan.
Tình trạng:
Phân bố rộng,
hiện đang sinh sống trong nhiều khu vực nhưng số lượng rất ít. Kết quả điều tra
năm 2001 có ghi nhận được ở Kim Hỷ (Bắc Cạn.
Phân hạng:
VU
D1.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam năm 2000 và Danh lục đỏ của IUCN năm 2000. Cần ngăn chặn hiện
tượng săn bắt dơi trong hệ thống hang động của Kim Hỷ và các khu vực khác đã có
ghi nhận về loài dơi này.
Tài
liệu trích dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 32
|