|
New Page 1
CHIÊU LIÊU NGHỆ
Terminalia nigrovenulosa
Pierre ex Laness, 1916
Terminalia hainanensis
Exell.
Họ: Bàng Combretaceae
Bộ: Sim Myrtales
Mô
tả:
Cây
gỗ to, lá rụng, cao đến hơn 20 - 25m, đường kính thân 0,8 - 1m. Vỏ từ trắng xám
đến vàng xám, dày 2,5 - 3 5cm, màu vàng nghệ. Cành gần gốc của cây nhỏ có thể
biến thành gai. Lá nguyên,
có phiến hình trứng, bầu dục hay gần hình tròn, dài 4
- 11cm, rộng 2,5 - 6cm, có 2 tuyến ở gần gốc, có 5 - 7 đôi gân bậc hai; cuống lá
dài 1 - 2cm.
Cụm
hoa chùy ở đầu cành hay nách lá, phủ lông mềm ngắn màu gỉ sắt. Hoa trắng, nhỏ,
lưỡng tính, mẫu 4. Lá đài 4, hình tam giác, dài 1mm, mặt trong có lông. Cánh hoa
không có. Nhị 8, thò ra ngoài đài. Bầu dưới, hình thoi, dài 1 - 2mm, có 2 noãn,
quả hạch hình bầu dục hay hình trứng ngược, có 3 cánh (rất ít khi 4 cánh), cánh
mỏng, dài 2,5cm, rộng 1,7 - 1,9cm, hạt 1, dài 4 - 7mm.
Sinh học:
Mùa
quả chín từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Tái sinh bằng hạt và
tái sinh chồi gốc.
Nơi sống
và sinh thái:
Mọc
rải rác, ít khi thành
quần thụ trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh hay nửa rụng
lá mưa mùa ẩm, trên đất có tầng đáy và ẩm, ở độ cao 400 - 700m. Cây mạ, cây con
sinh trưởng
kém dưới bóng che. Tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Cây mọc riêng lẻ, ra hoa
lúc 6 - 8 tuổi, cây trong rừng ra hoa chậm hơn 2 - 3 năm.
Phân bố:
Việt
Nam: Gia Lai (Chư Prông: Làng Goòng), Đắc Lắc (Easup, Buôn Gia Vằm), Khánh Hòa,
Sông Bé (Thủ Dầu Một), Bà Rịa - Vũng Tàu (Châu Thành: Bà Rịa), Kiên Giang (Hà
Tiên).
Thế
giới: Trung Quốc (đảo Hải Nam, Quảng Tây, Phúc Kiến, Triết Giang, Lào,
Campuchia, Thái Lan, Malaixia (bán đảo Malacca).
Giá trị:
Gỗ
có thớ xoắn,
kết cấu
gỗ rất mịn, cứng, khi khô không bị nẻ, khó mục. Gỗ tốt, dùng đề
xây dựng và đóng đồ dùng gia đình và nhất là để đóng thuyền vì chịu ngâm nước
biển và ít bị Hà phá hoại. Vỏ thân giàu tanin.
Tình
trạng:
Biết
không chính xác. Bị khai thác vỏ để làm nguyên liệu chế biến tanin.
Đề nghị
biện pháp bảo vệ:
Tổ
chức bảo vệ nguyên vẹn trong tự nhiên ở một số khu
rừng cấm. Thử trồng làm cây đường phố. Điều tra thêm tình trạng
phân bố của loài này.
Tài
liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam năm 2000 - phần thực vật - trang 277.
|
|