|
GÕ MẬT
GÕ MẬT
Sindora siamensis
Teysm. ex Miq. 1867.
Sindora cochinchinensis
Baill. 1871.
Sindora wallichii
var. siamensis (Teysm. ex Miq.) Baker, 1878.
Galedupa cochinchinensis
(Baill.) Prain. 1897.
Họ: Đậu Fabaceae
Bộ:
Đậu Fabales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây gỗ to, rụng lá, cao 15-20 m,
đường kính thân tới 0,5-0,7 m. Lá kép lông chim một lần chẵn, dài 10-15 cm, có
3-4 đôi lá chét. Lá chét hình bầu dục dài hay hình trứng ngược, dài 4-9 cm, rộng
3-4,5 cm,
có lông rải rác ở mặt trên, có lông dày ở mặt dưới, cuống lá chét dài
4-5 mm.
Cụm
hoa hình chuỳ ở đỉnh cành dài 10-25 cm, lá bắc hình trứng ít nhiều tồn tại.
Đài hình ống có 4 thuỳ, có lông rải rác bên ngoài. Tràng màu đỏ-vàng nhạt, dài 7
mm, có lông ở bên ngoài. Bầu có cuống ngắn, phủ lông dày, vòi dài 15 mm cong,
nhẵn, núm nhuỵ hình đầu. Quả đậu dẹt, hình bầu dục rộng, dài 4,5-8 (-10) cm, có
gai thưa, tiết ra nhựa ở đầu gai. Hạt 1-3, gần như tròn, dẹt, đường kính 1,5-2
cm,
áo hạt màu vàng cam, hay vàng nâu cứng, rộng bằng hạt.
Sinh học và sinh thái:
Mùa hoa tháng 3-4, mùa quả chín
tháng 7-8. Tái sinh bằng hạt tốt. Cây gặp rải rác trong rừng nhiệt đới thường
xanh và nửa rụng lá, ở độ cao tới 900 m.
Phân bố:
Trong nước:
Kontum (Kon Plong, Sa Thầy), Gia Lai
(Chư Păh, An Khê), Đắk Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình
Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai.
Thế giới:
Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia.
Giá trị:
Loài cho
gỗ tốt, cứng, có màu hồng và có vân nâu đẹp. Được dùng đóng đồ dùng cao cấp
trong gia đình (bàn, ghế, giường, tủ) dùng trong điêu khắc và trong xây dựng. Vỏ
chứa tanin.
Tình trạng:
Do gỗ quý nên bị săn lùng khai thác
liên tục, số lượng cá thể trưởng thành giảm sút rất nhanh và trở nên khan hiếm.
Khu phân bố do tác động chặt phá rừng nên bị thu hẹp.
Phân hạng:
EN A1a,c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt
Nam (1996) với cấp đánh giá "biết không chính xác" (K) và Danh mục
Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm
2) của
Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai
thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Đã được bảo vệ ở một số khu bảo
tồn Tây Nguyên và Nam Trung Bộ nhưng vẫn thường bị khai thác, cần bảo vệ nghiêm
ngặt. Có thể thi hành biện pháp khai thác chọn, để lại cây giống và tổ chức
trồng.
Tài liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam năm 2007 – Phần thực vật – Trang 148. |
|