|
New Page 1
CẨM LAI BÀ RỊA
Dalbergia bariaensis
Pierre, 1898
Họ: Đâu Fabaceae
Bộ: Đâu Fabales
Đặc điểm
nhận dạng:
Cây gỗ to, có tán hình ô, thường xanh,
cao đến 20 - 25 m, chiều cao dưới cành 5 - 10m, Đường kính thân 0,5 - 0,6m. Vỏ
màu xám, điểm đốm trắng hay vàng, không nứt nẻ; thịt vỏ có mùi sắn dây,
lá kép
lông chim một lần, dài 15 - 18 cm; có 11 - 13 lá chét, hình mác thuôn, tù ở 2
đầu, nhẵn, dài 3 -5cm; rộng 1,5 - 2,5cm. Cụm hoa chùy ở nách lá và đầu cành,
không lông. Hoa nhỏ, màu lam nhạt,
quả đậu dẹt, dài 12cm hay hơn, rộng 2,5cm,
hơi thắt eo ở chỗ có hạt. Hạt 1, ít khi 2, hình thận, dẹt, dài 9mm, rộng 6mm,
màu đen nhạt.
Sinh học,
sinh thái:
Mùa hoa tháng 12 - 1, mùa quả chín
tháng 2 - 4. Cây sinh trưởng rất chậm đến trung bình. Tái sinh rải rác do hạt,
khó nảy mầm. Mọc rải rác hoặc thành từng đám 5 - 10
cây trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh hay rừng nửa rụng lá mưa mùa với các
loài cây như Bằng lăng (Lagerstroenia
sp.)
chiếm ưu thế ở độ cao dưới 800 - 900 m. Thường mọc chỗ ẩm, ven sông, suối đất
bằng hoặc có độ dốc nhỏ, cùng với
các loài cây họ Dầu
Dipterocapaceae như Sao đen (Hopea odorata),
Vên vên (Anisoptera
cochinchinensis), Chiêu liêu (Terminalia
sp.), Dầu đồng (Dipterccapus
tuberculatus),
Chò sót (Schima
superba).. Cây ưa đất feralit nâu đỏ hay nâu
vàng phát triển trên đá bazan và feralit xám trên cát kết hay phù sa cổ có tầng
dày, thoát nước.
Phân bố:
Loài
đặc hữu của Đông Dương. Việt Nam:
Gặp ở nhiều tỉnh phía Nam như: Kontum (Sa Thầy), Gia Lai, Đắc Lắc (Ea Súp, Đắc
Min, Gia Nghĩa, Lắc), Khánh Hòa (Ninh Hòa), Lâm Đồng (Bảo Lộc), Ninh Thuận (Ninh
Sơn), Bà Rỵa - Vũng Tàu (Xuyên Mộc), Đồng Nai (Thống Nhất: Trảng Bom; Tân Phú;
Vĩnh An: Vĩnh Cửu), Sông Bé (Phước Long, Đức Phong), Tây Ninh (Tân Biên).
Thế giới: Lào, Campuchia.
Giá trị:
Gỗ rất quý, cứng, thớ mịn, khá dòn, dễ
gia công, mặt cắt nhẵn, dễ đánh bóng, ăn vecni,
gỗ được dùng để đóng đồ đạc cao cấp
như giường, tủ, bàn ghế, làm đồ mỹ nghệ, trang trí và đồ tiện khảm.
Tình
trạng:
Sẽ nguy cấp. Do gỗ quí, ngoại hạng, nên
cẩm lai bà rịa đang bị săn lùng ráo riết và môi trường sống cũng bị thu hẹp
nhanh chóng. Ngày nay, ngay ở các vùng trước đây có nhiều như Đồng Nai, Đắc
Lắc.. cũng khó tìm được cây có đường kính trên 30 cm. Nhiều vùng như Sa Thầy,
Gia Nghĩa, Lắc gần như vắng hẳn bóng loài cây quí này.
Đề nghị
biện pháp bảo vệ:
Bảo vệ nghiêm ngặt tại các
vườn quốc gia như
VQG Cát Tiên (Đồng Nai),
Chư Đôn (Ea Súp - Đắc Lắc) Mom Rây (Sa
Thầy - Kontum) cũng như đem trồng.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt
Nam -
trang 111.
|
|