|
VẢI GUỐC
VẢI GUỐC
Nephelium chryseum
BL.
Họ: Bồ hòn
Sapindaceae
Bộ: Bồ hòn
Sapindales
Mô tả:
Cây gỗ cao 20 - 22m, đường kính 40 - 50cm. Vỏ màu nâu sẫm,
nứt dọc, thịt vỏ dày. Cành non màu xanh nhạt, có khía dọc và lông thưa;
lá kép lông chim
một lần chẵn, mọc cách, mang 3 - 4 đôi lá nhỏ, mọc cách, phiến nguyên, dài 7 -
20cm, rộng 4 - 10cm, hình thuôn mũi mác, đầu hơi nhọn.
Hoa màu vàng hợp thành chùy ở đầu cành, nách lá. Cánh đài 5,
cánh hình trài xoan, nhị 7 chiếc, chỉ nhị có lông, bầu có 2 ô rời. Quả hình cầu
khi chín màu đỏ vàng, có gai ngắn, cơm màu vàng. Hạt hình bầu dục.
Phân bố:
Cây mọc rải rác ở các tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào
Cai, Yên Bái, Hà Tây, Hoà Bình, Vĩnh Phú, Nghệ An, Hà Tĩnh...
Sinh thái:
Vải guốc là
loài cây ưa ẩm, ưa sáng,
thường gặp mọc gần ven khe suối hoặc những nơi ẩm ven rừng. Cây
sinh trưởng nhanh,
tái sinh bằng hạt rễ dàng, khả năng đâm chồi mạnh.
Hoa tháng 3 - 4. Quả tháng 8 - 9.
Công dụng:
Gỗ có lõi màu đỏ hơi nâu, dác màu hồng nâu hơi vàng. Vòng năm khó nhận,
tia
gỗ rất nhỏ, mật độ dày. Mạch to trung bình, mật độ trung bình,
không nhu mô, tỷ trọng 1, 006. Lực kéo ngang thớ 36kg/cm2, lưc nén dọc thớ
646kg/cm2, oằn 2100kg/cm2, hệ số co rút 0,44 - 0,81. Thường dùng đóng đồ dùng
gia đình. Quả và hạt ăn được, như ăn hạt dễ bị say.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 685.
|
|