Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU CÔN TRÙNG RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Ban miêu đen
Tên Latin: Epicauta gorhami
Họ: Ban miêu Meloidea
Bộ: Cánh cứng Coleoptera 
Lớp (nhóm): Bọ cánh cứng  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ỐC SỨ ĐỐM

BAN MIÊU ĐEN

Epicauta gorhami Marseul, 1873

Họ: Ban miêu Meloidae

Bộ: Cánh cứng Coleoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Loài ban miêu có kích thước nhỏ hơn so với ban miêu khoang đen hồng lớn Mylabrini phalerata. Cơ thể chúng có màu đen trừ phần đầu có màu đỏ, tròn. Cấu tạo bên ngoài vỏ đầu có nhiều lỗ chân lông cứng, thưa tạo thành những lỗ lõm. Khu trán chứa một đôi râu, chân râu nằm ngay sát với đôi mắt kép màu đen, vùng trán ở giữa hai râu không có lông cứng. Râu đầu của ban miêu mình đen đầu đỏ có hình sợi chỉ và có 11 đốt. Đốt chân râu có kích thước lớn nhất, đốt cuống râu có kích thước nhỏ nhất, các đốt roi râu hình ống dài gần bằng nhau và càng về cuối râu càng nhỏ dần. Các đốt gốc râu, cuống râu và đốt roi râu thứ nhất có lông bao phủ, các đốt roi râu còn lại trên bề mặt ko có lông bao phủ. Ban miêu mình đen đầu đỏ có kiểu miệng nhai nghiền. Phần phụ miệng của ban miêu mình đen đầu đỏ gồm có môi trên và môi dưới. Hàm dưới có 1 đôi xúc biện gồm 3 đốt. Dưới hàm ban miêu mình đen đầu đỏ có nhiều lông cứng.

Lưng ngực trước (pronotum) có hình quả lê, phần thót lại nối với đầu tạo thành khấc cổ rõ rệt, phần phình to sát với gốc cánh, sát scutellum bằng mảnh kitin rất nhỏ màu đen hình bán nguyệt. Hai đốt ngực sau được che bởi đôi cánh cứng dài đến hết cơ thể. Mặt bụng thấy rõ rệt ba đốt ngực, trên mỗi đốt ngực có một đôi chân. Chân của ban miêu mình đen đầu đỏ là dạng chân chạy. Mỗi chân gồm 5 đốt, bàn chân cấu tạo 5 - 5 - 4 và có một đốt cuối tạo thành 2 vuốt. Trên chân có rất nhiều lông cứng, bàn chân có lông nhỏ phủ kín. Đôi cánh cứng có màu đen tuyền cả mặt trong và mặt ngoài, ngoài tác dụng bảo vệ cho cơ

thể thì còn giúp cho ban miêu có thể dễ dàng lẩn trốn kẻ thù. Mặt trong của cánh có màu đen. Trên đôi cánh cứng có nhiều gân, đặc biệt nhìn mặt trong của cánh có thể thấy rõ hơn những gân cánh đó. Bề mặt của cánh có lớp lông mịn khá dày. Mặt bụng có thể thấy được 6 đốt rõ rệt, thuôn nhỏ từ đốt đầu đến đốt cuối. Đốt cuối tạo thành mảnh trên và mảnh dưới che đi cơ quan sinh sản. Mặt lưng bụng bóng mịn và có màu đen. Các tấm bụng màu đen được kitin hóa tạo nên các tấm cứng. Giữa các tấm đốt bụng có nối ngăn cách, theo các gờ nối là các riềm lông đen mảnh. Các tấm bụng hơi gồ lên tạo thành gờ nổi cao chạy dọc cơ thể, gờ này giúp cho phần bụng có thể căng phồng lên hay xẹp xuống khi hô hấp. Hai bên bụng có 2 hàng lỗ thở dọc theo bụng.

Sinh học, sinh thái:

Loài này thường gây hại trên Lúa Oryza sativa, Khoai lang ipomoea batatas, Sắn Manihot esculenta, Đậu phọng Arachis hypogaea, Đậu nành Glycine max, Cam Citrus  sinensis, Cà phê Coffea sp., Bông Gossypium herbaceum, Bầu bí Lagenaria siceraria, Mướp Luffa cylindrica và cây rừng từ tháng 5 đến tháng 11. Giống như loài Ban miêu đầu đỏ Mylabrini phalerata đây là loài côn trùng gây hại rất lớn đến các loại cây trồng. Chúng có rất ít loài thiên địch vì cơ thể chúng có độc tố và gây hại mùa màng chủ yêu vào ban đêm.

Phân bố:

Loài này phân bố rộng khắp các tỉnh Sơn La, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Tây, Hải Hưng, Hòa Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình vào tới Thanh Hóa, Nghệ An... và còn phân bố ở Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đồng Nai, Bình Phước.

 

Mô tả loài: Phùng Mỹ Trung  WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Ban miêu đen

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này