Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Râu hùm
Tên Latin: Tacca plantaginea
Họ: Râu hùm Taccaceae
Bộ: Râu hùm Taccales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    HỒI ĐẦU

HỒI ĐẦU

Tacca plantaginea (Hance) Drenth.

Họ: Râu hùm Taccaceae

Bộ: Râu hùm Taccales

Mô tả:

Cây thảo cao 15 - 25cm; thân rễ phình thành củ tròn hoặc hình trứng, mọc cong lên, không có thân. Lá mọc từ thân rễ; phiến lá nguyên, lượn sóng men theo cuống đến tận gốc, dài 10 - 20 (25)cm, rộng 2 - 5 (8)cm, xanh mượt, nhẵn bóng ở mặt 5 trên; cuống dài 5 - 7cm. Cụm hoa hình tán gồm 6 - 10 hoa trên một cán mập dẹt cong dần xuống, dài tới 10cm; bao chung gồm 4 lá bắc màu tím; hoa màu tím, có cuống; bao hoa có 6 phiến, các phiến ngoài to và rộng hơn; nhị 6 đính trên các thuỳ phiến bao hoa; bầu dưới, 1 ô, hình nón ngược, có cánh ở gốc. Quả nang mở không đều ở đỉnh; hạt nhỏ, hình thoi, màu nâu.

Mùa hoa tháng 9 - 12.

Nơi sống và thu hái:

Loài Loài này mọc ở châu Á, phân bố ở Trung Quốc, các nước Đông Dương, Malaixia và Inđônêxia. Ở nước ta, Hồi đầu mọc hoang ở các tỉnh miền núi thấp miền Bắc Việt Nam, mọc nhiều ở chổ ẩm mát, ven suối, trong rừng ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái. Có thể trồng bằng thân rễ như trồng nghệ vào mùa thu. Người ta thu hái thân rễ vào mùa hè, thu, cắt bỏ lá và rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, ủ cho mềm rồi thái lát, tẩm Gừng, sao vàng.

Công dụng:

Thường dùng chữa tiêu hoá kém, đau bụng vàng da do viêm gan siêu vi trùng, ỉa chảy, thần kinh suy nhược, huyết áp cao, đau dây thần kinh toạ, thấp khớp, trẻ em sốt bại liệt, phụ nữ kinh nguyệt không đều. Ngày dùng 2 - 4g rễ, dạng thuốc viên, thuốc bột, hoặc dùng 6 - 12g dược liệu khô sắc nước uống.

 

Tài liệu dẫn: Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - Trang 577.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Râu hùm

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này