Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Hà thủ ô đỏ
Tên Latin: Fallopia multiflora
Họ: Rau răm Polygonaceae
Bộ: Rau răm Polygonales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    HÀ THỦ Ô ĐỎ

HÀ THỦ Ô ĐỎ

Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson, 1978

Polygonum multiflora Thunb. 1784

Họ: Rau răm Polygonaceae

Bộ: Rau răm Polygonales

Đặc điểm nhận dạng:

Cỏ nhiều năm, thân leo quấn, dài 2 - 4 m, phân cành nhiều. Rễ phình to thành dạng củ, vỏ màu nâu đen. Lá có cuống dài 2 - 4 cm, mọc cách, phiến lá hình trứng, cỡ 3 - 7 x 2 - 5 cm, mép nguyên, chóp nhọn, gốc hình tim. Bẹ chìa mỏng, dài 3 - 5 mm. Cụm hoa dạng chuỳ, dài 20 - 40 cm, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, hoa nhiều. Hoa đều, lưỡng tính, màu trắng hoặc lục nhạt. Bao hoa 5 mảnh, không bằng nhau, 3 mảnh phía ngoài to hơn và đồng trưởng cùng với quả. Nhị 8, ngắn hơn bao hoa. Bầu thượng, hình trứng; vòi nhuỵ 3. Quả bế, màu nâu đen, hình chóp, 3 cạnh.

Sinh học, sinh thái:

Mùa ra hoa tháng 7 - 10, quả tháng 9 - 12. Mọc nơi ẩm,nhiều mùn, vùng rừng núi đá vôi, ở độ cao 800 – 1600 m. Còn được trồng trong các vườn thuốc. Có thể trồng bằng củ và dây.

Phân bố:

Trong nước: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Nước ngoài: Trung Quốc, Nhật Bản.

Giá trị:

Rễ củ dùng làm thuốc có tác dụng bổ gan, thận, an thần chữa suy thận, thiểu năng gan, thiếu máu, di mộng tinh, bạch đới, suy nhược thần kinh.

Tình trạng:

Tuy có khu phân bố rộng nhưng là cây thuốc quan trọng nên đã bị khai thác liên tục trong nhiều năm nay hiện đã trở nên hiếm dần. Ngoài ra, môi trường sống bị thu hẹp do nạn phá rừng.

Phân hạng: VU A1c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "sẽ nguy cấp" (Bậc V). Đề nghị có biện pháp khai thác hợp lí, đồng thời gây trồng để bảo vệ nguồn gen.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 304.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Hà thủ ô đỏ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này