Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU CÔN TRÙNG RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Bướm cánh hình lưỡi cưa
Tên Latin: Prioneris thestylis
Họ: Bướm phấn Pieridae
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera 
Lớp (nhóm): Bướm ngày  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    BƯỚM CÁNH HÌNH LƯỠI CƯA

BƯỚM CÁNH HÌNH LƯỠI CƯA

Prioneris thestylis Doubleday, 1842

Pieris thestylis Doubleday, 1842

Họ:  Bướm phấn Pieridae

Bộ:  Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Đặc điểm giống Prioneris: mặt trên có đỉnh cánh trên kéo dài ra và gân 9 dài và nổi bật. Cánh của đa số con đực trắng nhưng gân được phủ màu đen đặc biệt là về phía góc trên và viền cánh trước. Mặt dưới của cánh trước có toàn bộ hoặc ít nhất là phần gốc màu trắng. Mặt dưới cánh sau toàn bộ màu vàng với các dải tối màu ở trên và dưới vùng trung tâm. Mặt trên của con cái có màu sẫm tro với những vệt trắng ở cánh trước, cánh sau cùng có nhiều vạch đốm trắng trên nền sẫm tro ngoại trừ một mảnh trắng vàng chạy dọc theo mép trong cánh về cuối càng loang sâu vào đĩa cánh. Ở Việt Nam hiện nay chỉ có hai loài thuộc giống này là P.philonomeP.thestylis, cả hai đều rất dễ nhận diện khi đậu. Bướm cái sẫm màu hơn còn mặt trên giống như một số loài thuộc giống Delias. Sải cánh:65-90mm.

Sinh học sinh thái:

Đặc điểm chung: Có thể dễ dàng gặp chúng vào mùa xuân khi có nhiều con bướm thường đậu từng đàn ở những bờ cát. Loài này có mặt hầu hết ở các độ cao lớn và trung bình. Bướm có kiểu bay nhanh và linh hoạt, thường là bay trên ngọn cây. Sâu non ăn lá một số cây thuộc họ Màn màn như cây thuộc Chi Bún - Họ Màn màn Capparaceae. Màn màn Cleome gynandra, Bún Crataeva roxburghii, Cáp lớn Capparis grandis

Phân bố:

Phân bố từ Bắc Ấn Độ đến Nam Trung Quốc, Hải Nam và Đài Loan, Nam Đông Dương đến Bán đảo Mã - lai. Phổ biến toàn Việt Nam nhưng  gặp nhiều hơn ở miền Bắc và miền Trung.

Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:

Là loài bướm lớn thứ hai thuộc họ Pieridae, sau loài Hebomoea glaucippe và cũng là đối tượng hay bị thu bắt. Tuy không quý hiếm nhưng rất có giá trong các bộ sưu tập bướm ở các bảo tàng hay của cá nhân. Có thể nhân nuôi chúng cho nhiều mục đích khác nhau.

 

Mô tả loài: Vũ văn Liên - Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Bướm cánh hình lưỡi cưa

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này