Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Bồ đề
Tên Latin: Ficus rumphii
Họ: Dâu tằm Moraceae
Bộ: Gai Urticales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
   

BỒ ĐỀ

Ficus rumphii Blume,1825

Urostigma rumphii (Blume) Miq., 1854

Ficus populnea Kunth & C.D.Bouché, 1847

Họ: Dâu tằm Moraceae

Bộ: Gai Urticales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ lớn, cao đến 45m, đường kính thân rộng đến 3,5m, có vỏ màu nâu xám hoặc nâu, có vảy và mang nhiều rễ, phân cành nhánh nhiều cong rủ xuống tạo tán lá rộng, rậm . Lá hẹp hình tim, đầu lá kéo dài 2 - 5 cm ở đỉnh, cuống lá dài 6 - 10 cm, hơi dày, màu lục nhạt ở cả hai mặt, dài 8 - 12cm (tới 15cm) rộng 6 - 11 cm, gân gốc 5, cuống lá mảnh, dài 3 - 5 cm. Quả phức xếp từng cặp trên những nhánh có lá, gần như không cuống, hình cầu, đường kính 7 - 12 mm, khi chín màu đỏ sẫm.

Sinh học, sinh thái:

Cây mọc trong các khu rừng thường xanh, nơi các công trình chùa chiền, miếu mạo. Cây ưa sáng, lúc đầu sống bám phụ sinh trên các giá thể. Tái sinh chồi và hạt rất mạnh. Hoa nới tháng 2 - 4, quả chín tháng 6 - 8

Phân bố:

Trong nước: Thường gặp ở các tỉnh phía Nam, lúc nhỏ phụ sinh, thường được trồng làm cây cảnh, trồng trong đền, chùa vì đây là cây biểu tượng của Phật giáo.

Nước ngoài: Bangladesh, Campuchia, Trung Nam Trung Quốc, Đông Himalaya, Ấn Độ, Jawa, Lào, Đảo Sunda Nhỏ, Malaya, Maluku, Myanmar, Nepal, Đảo Nicobar, Sulawesi, Thái Lan.

Công dụng:

Ở Ấn Ðộ, nhựa được dùng trị giun và làm dịu khi bị hen suyễn, vỏ cây dùng trị rắn cắn. Ở Jawa, quả chín dùng chế thuốc bôi trị ghẻ. Nhựa cây gây nôn, sát trùng; vỏ chống độc. Gỗ tốt mềm, nhẹ, thớ mịn, đều, ít cong vênh, dễ xẻ, dễ chẻ nhỏ,…được dùng làm giấy, làm diêm, tăm.

 

Tài liệu dẫn: Cây cỏ có ích Trần Hợp - Võ Văn Chi - trang 342.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Bồ đề

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này