Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Kim cang nhiều tán
Tên Latin: Smilax elegantissima
Họ: Khúc khắc Smilacaceae
Bộ: Khúc khắc Smilacales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    KIM CANG NHIỀU TÁN

 KIM CANG NHIỀU TÁN

Smilax elegantissima Gagnep., 1934

Smilax polycephala Wang & Tang, 1978

Họ: Khúc khắc Smilacaceae

Bộ: Khúc khắc Smilacales

Đặc điểm nhận dạng:

Dây leo, dài 4 - 5 m. Thân, cành hình vuông, rộng 0,4 - 0,7 cm, lóng dài 7 - 12 cm, cạnh có cánh rộng 1 mm. Lá mọc cách, phiến lá hình thuôn - trứng, cỡ 10 - 32 x 3 - 17 cm, chóp nhọn thành mũi, gốc tròn hoặc tim nông; cuống lá dài 3 - 4 cm, tua cuốn dài 15 - 30 cm. Hoa đơn tính, khác gốc. Cụm hoa dạng bông tán, dài 20 - 40 cm, nhiều nhánh, gồm nhiều tán. Cụm hoa tán đực có 25 - 40 hoa. Cụm hoa tán cái có 16 - 25 hoa. Hoa đực: bao hoa 6 mảnh, rời nhau, xếp 2 vòng; nhị 6, rời nhau. Hoa cái: bao hoa 6 mảnh, màu đỏ đậm, xếp 2 vòng; nhị lép 3. Bầu thượng, hình trứng, dài 3,5 mm; vòi nhuỵ gần như không có; đầu nhuỵ 3, cong ra ngoài. Quả chưa thấy.

Sinh học, sinh thái:

Mọc ven rừng cây bụi, rừng lá rộng thường xanh, rừng mưa mùa, rừng thứ sinh, rừng nhiệt đới, á nhiệt đới, khe núi, thung lũng, rừng họ Dẻ Fagaceae, sườn đồi, sườn núi. Mùa ra hoa tháng 5 - 7, quả tháng 8 - 11.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai (Vườn quốc gia Hoàng Liên), Ninh Bình (Vườn quốc gia Cúc Phương), Khánh Hoà (Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà).

Nước ngoài: Trung Quốc (Vân Nam).

Giá trị:

Nguồn gen qui, hiếm. Có giá trị bảo tồn và đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Tình trạng:

Loài có khu phân bố bị thu hẹp do nạn chặt phá rừng.

Phân hạng: VU B1 + 2b, c.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Đề nghị đưa vào trồng để bảo vệ nguồn gen.

  

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 479.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Kim cang nhiều tán

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này