Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Sơn đào
Tên Latin: Melanorrhoea usitata
Họ: Đào lộn hột Anacardiaceae
Bộ: Cam Rutales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Trần Hợp  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    SƠN ĐÀO

SƠN ĐÀO

Melanorrhoea usitata Wall. 1829.

Họ: Đào lộn hột Anacardiaceae

Bộ: Cam Rutales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ nhỡ, cao 13 - 15m. Lá đơn nguyên, mọc cách; phiến lá hình thuôn hay hình mác ngược, cỡ 20 - 30 x 7 - 12cm, lúc non có lông dày đặc ở cả 2 mặt; cuống lá dài 2 - 4cm, có lông. Cụm hoa chuỳ, ở nách lá và đầu cành. Cánh hoa hình mác, dài 6 - 12cm, có lông ở cả 2 mặt. Nhị nhiều (30 - 75 chiếc). Đế hoa hình bán cầu, nhẵn. Bầu đính trên một cuống dài 3 mm, có lông; vòi nhẵn. Quả hạch hình cầu, dẹt ở 2 đầu, nhẵn; gốc có cánh hoa đồng trưởng thành cánh quả xoè ra, khoảng 2 lần dài hơn quả.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa tháng 11, quả chín tháng 6 - 7 năm sau. Tái sinh bằng hạt. Mọc rải rác trong rừng thưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa, ở độ cao khoảng 900 - 1.200 m.

Phân bố:

Trong nước: Gia Lai (Chư Prông, Mang Yang: Đắk Đoa, Ayunpa: Pờ Tó).

Thế giới: Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia.

Giá trị:

Gỗ màu nâu đỏ, dùng trong xây dựng. Nhựa màu đen, có thể làm sơn. Quả độc đáo dùng để giáo dục các em nhỏ tìm hiểu về thiên nhiên.

Tình trạng:

Loài có khu phân bố hẹp, bị khai thác lấy gỗ dùng trong xây dựng, làm bệ máy, tà vẹt.

Phân hạng: VU B1+2,a,b,c,d,e.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “hiếm” (R). Cần bảo vệ một số cây ở vùng Đắk Đoa (Chư Ta Mốc) để làm giống và giữ nguồn gen.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 trang 45.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Sơn đào

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này