Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Đỗ trọng
Tên Latin: Eucommia ulmoides
Họ: Đỗ trọng Eucommiaceae
Bộ: Đỗ trọng Eucommiales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ĐỖ TRỌNG

ĐỖ TRỌNG

Eucommia ulmoides Oliv., 1890

Họ: Đỗ trọng Eucommiaceae

Bộ: Đỗ trọng Eucommiales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây nhỡ hay cây to cao 10 m hay hơn, vỏ thân và lá có nhựa mủ trắng vỏ màu xám, khi bẻ đôi sẽ thấy những sợi nhựa trắng mảnh như tơ nối giữa các mảnh vỏ; lá mọc so le, hình trứng rộng, dài 6 - 8 cm, rộng 3 - 7, 5 cm, màu lục bóng, mép lá khía răng. Lá cũng có gôm tựa Gutta percha như ở vỏ. Hoa đơn tính khác gốc; hoa đực và hoa cái không có bao hoa; hoa đực mọc thành chùm; hoa cái tụ tập 5 - 10 cái ở nách lá. Quả hình thoi dẹp, màu nâu.

Sinh học, sinh thái:

Loài của Trung Quốc mọc hoang ở vùng lạnh và cũng được trồng nhiều, nhập giống vào trồng ở nước ta từ năm 1958, đến năm 1960, việc trồng thử ở Sapa đạt kết quả tốt. Ta đã nhân giống và trồng ở một số nơi khác ở Vĩnh Phú, Lai Châu, Thanh Hóa, Gia Lai, Lâm Đồng thì nhận thấy cây sinh trưởng tốt ở vùng núi cao trên 1.000m. Trồng 10 năm 50 - 60 cm mới thu hoạch được vỏ tốt. Có thể thu vỏ vào mùa xuânbằng cách bóc trừ lại 1/3 chu vi thân đảm bảo cho cây vẫn sinh trưởng bình thường, để sau vài năm lại tiếp tục thu hoạch. Vỏ bóc ra đem ép phẳng. Xếp thành đống, ủ 6 - 7 ngày đến khi mặt trong có màu đen. Phơi hay sấy khô, cạo vỏ ngoài cho nhẫn bóng.

Phân bố:

Trong nước: Trồng ở Vườn dược liệu ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai (Sapa), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Lai Châu.

Nước ngoài: Cây nguyên bản của Trung Quốc.

Công dụng:

Vỏ đỗ trọng dùng trị thận hư, đau lưng, chân gối yếu mỏi, phong thấp, sưng tê phù, cao huyết áp, di tinh liệt dương, có thai đau bụng, động thai ra huyết, hay đi đái đêm bại liệt. Ngày dùng 12 - 20g, dạng thuốc sắc, cao lỏng, rượu thuốc hoặc hoàn tán. Khi dùng có thể tẩm muối sao.

 

Mô tả loài: Trần Hợp, Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Đỗ trọng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này