Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Lau vôi
Tên Latin: Hemisorghum mekongensis
Họ: Cỏ Poaceae
Bộ: Cỏ Poales 
Lớp (nhóm): Cây thân rỗng  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    LAU VÔI

LAU VÔI

Hemisorghum mekongensis (A. Camus) C. Hubb ex Bor, 1960

Sorghum halepense var. mekongense A. Camus, 1919

Sorghum mekongensis (A. Camus) A. Camus, 1922

Họ: Cỏ Poaceae

Bộ: Cỏ Poales

Đặc điểm nhận dạng:

Cỏ lâu năm, thẳng đứng, thường mọc tập trung thành bụi 3 - 5 thân, cao 2,5 - 3,5 m, đường kính thân 1 - 1,5 cm, lóng giữa các đốt dài 15 - 25 cm, mặt ngoài thân có lớp phấn trắng phủ không đều như mốc. Phiến lá hình dải, tương đối lớn, dài 30 - 40 cm, rộng 3 - 4 cm, đỉnh nhọn, hơi tròn ở gốc; không có cuống mà là phiến lá nối liền bẹ ôm lấy thân, gốc bẹ không có lông; gân giữa to, nổi rõ; mép lá ngắn; mặt lá và mép lá nhiều lông. Cụm hoa chùm bông lớn, ở tận cùng gồm nhiều nhánh mảnh dài 40 - 50 cm, trên mỗi nhánh có nhiều gié hoa gồm: gié không cuống dài 5 mm, hình mũi mác đỉnh nhọn là gié cái, vỏ trấu mặt lưng ép dẹp, viền và mép phủ lông cứng; gié mang cuống dài 3 - 4 mm, hình dải dài 3 mm là gié đực hoặc gié lép, vỏ lưng không bị ép dẹp và không phủ lông cứng.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa tháng 12 - 2 (năm sau), có quả tháng 2 - 4 (năm sau). Tái sinh bằng hạt và sinh sản vô tính từ chồi mầm ở gốc thân. Mọc ở các gò, đồi, bãi ven sống Tiền Giang và Hậu Giang. Có thể sống trong điều kiện nước ngập thời gian dài và lớn lên theo mức nước.

Phân bố:

Trong nước: Tiền Giang (Cai Lậy, Tân Phước), Đồng Tháp (Hồng Ngự, Tân Hồng), An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ.

Nước ngoài: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan.

Giá trị:

Nguồn gen độc đáo, sống được trong nước ngập, rễ ăn sâu vào đất và lan rộng nên có tác dụng giữ đất các bãi bờ ven sông không bị xói lở trong mùa nước lên, khi có loài này mọc tập trung còn có tác dụng cản bớt dòng chảy xiết trong mùa nước lên.

Tình trạng:

Loài tuy có khu phân bố rộng nhưng rải rác và chia cắt. Dân địa phương thường chặt về làm giàn chống khi trồng Đậu để chúng leo bám. Ngoài ra do tình trạng tăng dân số nên các bãi gò đồi luôn được khai phá để trồng hoa mầu, cây lương thực nên diện tích và số lượng giảm do mất môi trường sống.

Phân hạng: VU A1a,c,d B1+2a,c.

Biện pháp bảo vệ:

Đề nghị khoanh bảo vệ một diện tích cần thiết ở các bãi cửa sông Tiền Giang giáp Campuchia, nơi luôn có nước ngập, đồng thời hạn chế khai thác. Cũng có thể khuyến khích dân trồng ven sông Tiền Giang và Hậu Giang, nơi thường bị xói lở để vừa có tác dụng góp phần hạn chế xâm thực, vừa bảo vệ nguồn gen.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 475.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Lau vôi

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này