Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cà ổi lá đa
Tên Latin: Castanopsis tesselata
Họ: Giẻ Fagaceae
Bộ: Giẻ Fagales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÀ ỔI LÁ ĐA

CÀ ỔI LÁ ĐA

Castanopsis tesselata Hickel & A. Camus, 1922

Họ: Giẻ Fagaceae

Bộ: Giẻ Fagales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ lớn, thường xanh, cao 25 - 30 m, đường kính 50 - 60 cm; các bộ phận non có lông màu gỉ sắt. Lá dai như da, hình bầu dục rộng đến hình bầu dục thuôn, cỡ 16 - 20 x 4 - 5,5 cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông, chóp lá tù hay gần tròn, gốc lá hình nêm; mép hơi dày, nguyên và uốn cong xuống phía dưới; gân bên 16 - 20 đôi, cong ở gần mép; cuống lá dài 8 - 15 mm, có lông. Cụm hoa đơn tính, dạng đuôi sóc. Gié đực phân nhánh mạnh, gần như hình chuỳ; hoa đực đơn độc ở trên trục, có bao hoa hình chuông xẻ 6 thuỳ, có nhụy lép; nhị 12, chỉ nhị khá rõ; bao phấn ngắn, đính lưng. Gié cái dài 20 - 30 cm. Hoa cái đơn độc trong mỗi tổng bao. Đấu không cuống, xếp sít nhau, gần hình cầu, đường kính 2 - 2,5 cm, mặt ngoài phủ đầy gai dẹp phân nhánh, gai dài 6 - 7 mm; đấu chứa 1 hạch, khi chín tách thành nhiều mảnh. Hạch (hạt) gần hình cầu, cao 1,5 cm, đường kính 1,7 cm, có lông màu gỉ sắt, có sẹo lồi.

Sinh học, sinh thái:

Ra hoa tháng 4 - 5, có quả tháng 8 - 9. Cây trung tính, nghiêng về ưa sáng, mọc rải rác trong rừng nhiệt đới mưa mùa cận nhiệt đới thường xanh, trên đất ferralit đỏ hay nâu phát triển từ basalt.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai, Sơn La (Mộc Hà), Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Tây (Ba Vì: Thủ Pháp, Làng Cốc), Kontum, Lâm Đồng.

Nước ngoài: Trung Quốc (Vân Nam), Lào.

Giá trị:

Gỗ cứng nhưng dễ uốn, dùng trong xây dựng, đóng tầu thuyền, xẻ ván và đồ gia dụng. Hạt ăn được.

Tình trạng:

Loài có khu phân bố chia cắt; các nơi cư trú như Sông Mã và Mộc Châu (Sơn La) bị tàn phá nặng nề, ngay cả những điểm Thủ Pháp và Làng Cốc (nằm trong Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Tây) nay cũng khó tìm thấy những cây trưởng thành. Bản thân loài cũng bị khai thác lấy gỗ.

Phân hạng: VU A1c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Không chặt đốn những cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố. trên. Có thể tìm nguồn giống đem về trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc).

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 205.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cà ổi lá đa

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này