Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Rùa biển đầu to
Tên Latin: Caretta caretta
Họ: Vích Cheloniidae
Bộ: Rùa Testudinata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    QUẢN ĐỒNG

RÙA BIỂN ĐẦU TO

Caretta caretta (Linnaeus, 1909)

Caretta olivacea Ruppel, 1835

Caretta caretta Siebenrock, 1909;

Lepidochelys olivacea Fitzinger, 1843.

Họ: Vích Cheloniidae

Bộ: Rùa Testudinata

Đặc điểm nhận dạng:

Mai mở rộng, ở rùa con mép ngoài có các khía hơi nhọn, ở rùa trưởng thành và gần trưởng thành phía sau mai thắt lại ở gốc đuôi. Trên mai có 5 đôi tấm vảy, đôi đầu tiên bé nhất. Chiều dài thẳng mai khoảng 90cm. Đầu nhọn, rộng, có 2 tấm vảy ở phía trước, chiều rộng đầu khoảng 28cm. Trên mỗi chân bơi có 2 móng vuốt sắc. Khi còn nhỏ dưới bụng có màu nâu chuyển dần sang màu vàng và vàng da cam khi trưởng thành. ở viền ngoài của yếm có 3 đôi tấm xương. Rùa trưởng thành có kích thước và trọng lượng trung bình khoảng 100kg.

Sinh học, sinh thái:

Có chiều dài bình quân từ 30,0 - 57,5cm và khối lượng đạt từ 39,0 - 53,0kg. Mùa đẻ trứng vào tháng 2 - 6. Nơi cư trú: Vùng cát, vùng triều, vùng khơi, ven đảo.

Phân bố:

Trong nước: Việt Nam trước năm 1990 có phân bố ở khắp các tỉnh ven biển Việt Nam từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, đặc biệt là khu đảo Bạch Long Vỹ đến Cát Bà.

Thế giới: Vùng biển cận nhiệt đới, ôn đới (Đông nam Hoa Kỳ, Ôman, miền ôn đới Australia, Nam Phi, Đông và nam Địa Trung Hải, Nhật Bản, Nam Brazil), đôi khi ở vùng nhiệt đới (Belize và Colombia) và ở các đảo, Tân Đảo, quần đảo Solomon.

Giá tri:

Là một trong những loài quan trọng trong hệ sinh thái biển và giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu chu trình di cư của loài này trên các đại dương. Rùa da đã trở nên quan trọng cho các mục đích không săn bắt như: tham quan, du lịch, học tập, nghiên cứu khoa học v.v.

Tình trạng:

Do tình trạng đánh bắt quá mức nên dự đoán số lượng giảm >50% và hiện chỉ còn < 50 cá thể trưởng thành. Hiện nay chỉ còn thấy về và chưa thấy đẻ trứng ở Vườn quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận.

Phân hạng: CR A1 +2c B2.

Biện pháp bảo vệ:

Biện pháp hành chính: Đã đưa vào Luật Thuỷ sản Việt Nam. Nghiên cứu bổ sung số lượng bằng biện pháp nhân tạo. Bảo vệ nghiêm ngặt các khu vực bãi đẻ và nghi ngờ bãi đẻ của loài này để bảo tồn nguồn gen tự nhiên.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 249.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Rùa biển đầu to

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này