Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Dơi lá thomas
Tên Latin: Rhinolophus thomasi
Họ: Dơi lá Rhinolophidae
Bộ: Dơi Chiroptera 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Nguyễn Trường Sơn  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    DƠI LÁ TÔMA

DƠI LÁ THOMAS

Rhinolophus thomasi (Andersen, 1905)

Rhinolophus latifolius Samborn, 1939.

Họ: Dơi lá mũi Rhinolophidae

Bộ: Dơi Chiroptera

Đặc điểm nhận dạng:

Thuỳ tam giác rất thấp, rộng và không nhọn. Thuỳ liên kết khía chữ ‘V’. Lá mũi trước nhỏ, hẹp. Bộ lông đồng màu nâu nhạt. Sợi lông có nửa gốc màu vàng nhạt và nửa ngọn màu nâu.

Sinh học, sinh thái:

Dơi lá tôma thường được ghi nhận trong những sinh cảnh gần sông, suối, ao, hồ...; trú ngụ trong các tán cây, hang, hẻm, các bụi tre, nứa....

Phân bố:

Trong nước: Lai Châu, Lào Cai, Bắc Kạn, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Đồng Nai.

Thế giới: Mianma,Trung Quốc, Thái Lan.

Giá trị:

Diệt muỗi và côn trùng gây hại. Có giá trị nghiên cứu khoa học và thẩm mỹ.

Tình trạng:

Từ năm 1993 đến nay, Dơi lá tôma chỉ ghi nhận được ở một số khu vực thuộc miền Bắc và miền Trung và không có ghi nhận ở miền Nam.

Phân hạng: VU B2a.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Danh lục đỏ của IUCN năm 2000. Cần giảm thiểu các hoạt động săn bắt dơi ở các khu vực đã có ghi nhận về loài dơi này.

 

Tài liệu trích dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 33

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Dơi lá thomas

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này