Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Hoẵng nam bộ
Tên Latin: Muntiacus muntjak annamensis
Họ: Hươu nai Cervidae
Bộ: Ngón chẵn Artiodactyla 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Phùng Nguyễn Trí Lâm  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    HOẴNG NAM BỘ

HOẴNG NAM BỘ

Muntiacus muntjak Kloss, 1928

Muntiacus muntjak Zimmermann, 1780

Họ: Hươu nai Cervidae

Bộ: Ngón chẵn Artiodactyla

Đặc điểm nhận dạng:

Cỡ nhỏ, thân hình thon nhỏ, trọng lượng không quá 30kg. Bộ lông mầu vàng sẫm, bụng trắng giống như các phân loài hoẵng khác. Chỉ khác các phân loài hoẵng vó đen và hoẵng vó vàng là bốn chân mầu vàng, giữa hai móng guốc có vệt trắng rõ rệt. Đuôi ngắn.

Sinh hoc, sinh thái:

Phân loài Hoãng Nam bộ có những đặc điểm Sinh học - Sinh thái của loài. Thức ăn của chúng là lá cây, quả cây, cỏ...Mùa sinh sản vào hai thời kỳ trong năm, từ tháng 1- 3 và từ tháng 6 - 8. Thời gian có chửa: 180 - 200 ngày. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con (rất ít trường hợp đẻ 2 con). Thường sống trong những cánh rừng thưa, rừng quanh nương rẫy, đồi cây, trảng cỏ cây bụi. Nơi ở quang đãng thoáng mát, khô ráo ven rừng và không cố định lâu dài. Hoạt động ban đêm từ chập tối đến gần sáng. Vùng hoạt động cá thể nhỏ 1 - 2km2. Sống đơn độc, chỉ ghép đôi trong thời kỳ động dục.

Phân bố:

Trong nước: Kontum, Lâm Đồng (Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà), Đồng Nai (Vườn quốc gia Cát Tiên), Bình Phước (Vườn quốc gia Bù Gia mập).

Thế giới: Lào, Cămpuchia.

Giá trị:

Phân loài đặc hữu của Đông Dương. Hoẵng dễ nuôi, có thể thuần dưỡng chăn nuôi trong các vườn thú, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các khu du lịch sinh thái.

Tình trạng:

Số lượng Hoẵng Nam bộ ở Sa Thầy, Cát Tiên và các vùng khác không nhiều, chúng thường xuyên vẫn bị bẫy bắt và săn bắn cùng với các phân loài hoẵng khác nên số lượng ngày cang suy giảm. Sách đỏ Việt Nam (1992 , 2000) đã xêp vào bậc V.

Phân hạng: VU A1c,d C1.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Phân loài Hoãng Nam bộ thường sống chung với các phân loài hoãng khác, do đó chưa có văn bản nào cấm săn bắn bẫy bắt và buôn bán, vì vậy cần phải cấm săn bắt hoãng ở vùng Sa Thầy, vùng Lang Bian để bảo tồn nguồn gen và nuôi bán tự nhiên trong các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Hoẵng nam bộ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này