Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Chồn vàng
Tên Latin: Martes flavicula
Họ: Chồn Mustelidae
Bộ: Ăn thịt Carnivora 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Phùng Nguyễn Trí Lâm  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

CHỒN VÀNG

Martes flavicula Boddaert, 1785

Họ: Chồn Mustelidae

Bộ: Ăn thịt Carnivora

Đặc điểm nhận dạng:

Loài thú ăn thịt nhỏ có kích thước trung bình Dài thân 450 - 600mm, dài đuôi 380 - 450mm. Con trưởng thành có thể cân nặng từ 3 - 5kg. Lưng màu vàng đất, mông và chi phớt nâu xám, Đầu gáy bàn chân và đuôi nâu đen. Bụng vàng nhạt. Cằm và má trắng.Chân có gan bàn chân trần và các móng vuốt sắc

Sinh học, sinh thái:

Chồn vàng sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau, kể cả trên các đồi cây bụi và rừng ngập mặn. Thích hợp là các rừng cây gỗ, trú thân trong các hốc cây, hốc đá, hang đất và cả trong bụi rậm. Sống đơn đôi khi theo nhóm nhỏ 3 - 4 con. Chồn vàng nổi tiếng là loài leo trèo giỏi và có tốc độ di chuyển rất nhanh. Bơi lội tốt, kiếm ăn ngày hoặc đêm (phụ thuộc vào khả năng và hoạt động của con mồi. Rất khôn khéo lúc hoạt động. Chồn vàng ăn các loại chim sóc, chuột, rắn và cả các loài thú có kích thước lớn hơn nó (khỉ, cheo cheo, và các loài cầy vòi ăn quả). sinh sản vào mùa hè, mang thai 220 - 290 ngày. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa 1 - 3 con.

Phân bố:

Vùng Đông Á, Siberia  đến các đảo thuộc Malaixia và Indonesia, phía tây đến Pakistan. Ở nước ta, Chồn vàng có ở hầu khắp các tỉnh có rừng, kể cả rừng ngập mặn. Chồn vàng có thể gây những tác hại đáng kể đối với các loài động vật săn bắn và động vật nuôi.

Tình trạng:

Số lượng chồn vàng kkhông còn nhiều do săn bắt quá mức và phá rừng làm mất nơi sống tự nhiên của chúng.

Đề nghị biện pháp bảo vệ,

Cấm săn, bẫy bắt, kết hợp với biện pháp bảo vệ môi sinh, môi trường sống của chúng trong tự nhiên. Nâng cao ý thức người dân nhằm nhận biết và bảo tồn loài động vật này bằng cách không săn, bắn, bẫy, bắt chúng.

 

Tài liệu dẫn: Động vật rừng - Phạm Nhật - trang 170, Danh lục thú Việt Nam.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Chồn vàng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này