Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Dơi cánh lông
Tên Latin: Harpiocephalus harpia
Họ: Dơi muỗi Vespertilionidae
Bộ: Dơi Chiroptera 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Charles M Francis  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    DƠI MŨI ỐNG CÁNH LÔNG

DƠI MŨI ỐNG CÁNH LÔNG

Harpiocephalus harpia (Temminck, 1840)

Vespertilio harpia Temminck, 1840

Noctulinia lasyura Hodgson, 1847

Lasiurus pearsoni Horsfield, 1851.

Họ: Dơi muỗi Vespertilionidae

Bộ: Dơi Chiroptera

Đặc điểm nhận dạng:

Mấu tai dài và hơi cong về phía trước. Phần mõm có lông che phủ (trừ lỗ mũi). Bộ lông dày và mềm. Mặt lưng: ngọn lông màu đỏ tươi, thân lông màu nâu da bò và gốc lông màu xám. Mặt bụng: ngọn lông màu nâu xám, thân và gốc lông sẫm màu hơn. Màng cánh và màng gian đùi đồng màu nâu. Có lông dài, màu hung đỏ che phủ ở mặt trên màng gian đùi, cánh và bàn chân. Lỗ mũi dạng ống.

Sinh học, sinh thái:

Dơi mũi ống cánh lông thường sinh sống trong các sinh cảnh rừng núi, những nơi gần nguồn nước (ao, hồ, sông, suối ...), ăn các loại bọ thuộc bộ Cánh cứng Coleoptera

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai, Quảng Bình, Quảng Trị.

Thế giới: Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Inđônêxia (Borneo), Philippin.

Giá trị:

Là loài dơi hiếm của Việt Nam, có giá trị khoa học và thẩm mỹ.

Tình trạng:

Phân bố hẹp, số lượng ít. Từ năm 1993 cho tới nay, chỉ có một ghi nhận duy nhất về loài này ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) với mức độ rất hiếm.

Phân hạng: VU A1c D1

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 2000. Cần ngăn chặn các hoạt động săn bắt và các tác động có hại đối với loài này ở Phong Nha-Kẻ Bàng. Điều tra và xác định hiện trạng của loài ở Lao Bảo để làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các giải pháp bảo tồn kịp thời.

 

Tài liệu trích dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 33
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Dơi cánh lông

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này