Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cóc tía
Tên Latin: Bombina microdeladigitora
Họ: Cóc tía Bombinatoridae
Bộ: Không đuôi Anura 
Lớp (nhóm): Lưỡng cư  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÓC TÍA

CÓC TÍA

Bombina microdeladigitora Liu, Hu and Yang, 1960

Bombina maxima R. Bourret, 1942.

Họ: Cóc tía Bombinatoridae

Bộ: Không đuôi Anura

Đặc điểm nhận dạng:

Trông giống cóc nhà nhưng khác ở chỗ lỗ mắt hình tam giác, không có màng nhĩ, lưỡi tròn gắn với thềm miệng. Dài thân khoảng 70 - 80 mm. Mặt lưng có mầu đồng thau hay xanh lá cây với nhiều đám lớn mụn cóc có những lỗ nhỏ để tiết nhựa (đó là những tuyến nọc độc ở cóc tía). Những đám tuyến lớn nhất là những tuyến nằm ở sau mắt, trên cẳng tay, cẳng chân và trên lưng. Mặt bụng, bàn tay, bàn chân cóc tía có những đốm lớn màu đỏ tía, đỏ vàng hay cá vàng sặc sỡ trên nền đen. Cá thể đực có da xù xì hơn cá thể cái.

Sinh học, sinh thái:

Chỉ thấy ở vùng núi cao từ 1.200m trở lên. Sống trong các hốc đá, bọng cây có nước. Thức ăn là các loài côn trùng sống trong khu vực phân bố, kiếm ăn vào ban đêm, nhưng thỉnh thoảng cũng gặp ban ngày. Rất ít thấy các cá thể cái mà chủ yếu gặp con đực.

Phân bố:

Trong nước: Hà Giang (Tây Côn Lĩnh), Lào Cai (Sapa), Lai Châu.

Thế giới: Trung Quốc (Vân Nam, Hồ Bắc).

Giá trị:

Có giá trị thẩm mỹ và khoa học, là nguồn gen hiếm của khu hệ động vật Việt Nam.

Tình trạng:

Chỉ có một quần thể duy nhất trên dãy Hoàng Liên Sơn, diện tích phân bố < 100km2. Nơi cư trú ngày càng bị thu hẹp dần lên cao (> 1900m). Chất lượng nơi cư trú suy giảm nghiêm trọng dẫn đến số lượng ngày càng giảm.

Phân hạng: CR B1 + 2a,b,c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000) bậc R. Việc cấm săn bắt động vật nói chung trong Vườn quốc gia Hoàng Liên cũng là một giải pháp tốt để bảo vệ đối tượng này.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 263.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cóc tía

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này