Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Gà tiền mặt đò
Tên Latin: Lophura nycthemera
Họ: Trĩ Phasianidae
Bộ: Gà Galliformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Nguyễn Quang Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

GÀ TIỀN MẶT ĐỎ

Polyplectron germaini Elliot, 1866

Polyplectron germaini Elliot, 1866.

Họ: Trĩ Phasianidae

Bộ: Gà Galliformes

Đặc điểm nhận dạng:

Con đực trưởng thành mào lông ở đầu không rõ, da trần quanh mặt màu đỏ. Bộ lông màu gụ thẫm, các sao màu lục biếc rất rõ. Đầu, họng dưới, cổ đốm trắng xám, họng màu trắng, phần dưới điểm nâu tối với chóp mút hung da bò. Cánh, bao cánh có vành sao rộng ở cuối màu violét. Bụng xám đen, lông bao đuôi và lông đuôi giữa không có điểm đen, mút lông đuôi có vạch nâu không đều và có màu vàng nhạt. Chim đực non 1 năm tuổi có bộ lông giống cá thể trưởng thành nhưng không có điểm đen thẫm, các sao ít sặc sỡ, lông đuôi ngắn. Giò chỉ có một cựa, con cái cựa nhỏ hơn con đực, các sao dạng 3 cánh nhỏ và tối hơn. Chim non màu lông đen xỉn. Các cá thể đều có mỏ nâu sừng, mắt nâu, giò xám chì.

Sinh học, sinh thái:

Chưa rõ về sinh sản của Gà tiền mặt đỏ. Một số nghiên cứu bước đầu cho thấy mùa sinh sản của gà tiền mặt đỏ vào mùa xuân - hè. Theo Delacour (1977) vỏ trứng mầu trắng ngà, kích thước: 45 x 35mm, thời gian ấp là 22 ngày. Cũng như các loài chim khác trong họ Trĩ, Gà tiền mặt đỏ ăn quả, hạt quả côn trùng và giun đất.

 Thường gặp gà tiền mặt đỏ ở rừng thường xanh ẩm thứ, nguyên sinh, rừng hỗn giao (cây gỗ mọc xen tre, nứa, trúc.. .) ở độ cao dưới 1200m. Mùa sinh sản thường nghe tiếng kêu kéo dài đặc trưng vào các thời gian khác nhau trong ngày. Khi gặp nguy hiểm chủ yếu chạy lủi hoặc bay từng quãng, ít khi bay lên cao và xa. Ban ngày kiếm ăn ở mặt đất ban đêm bay lên cành cây đậu ngủ. Trong cùng sinh cảnh còn gặp các loài Trĩ khác cùng kiếm ăn như: Gà lôi hông tía, Gà so ngực gụ, Gà rừng tai trắng ...

Phân bố:

Trong nước: Từ Bình Định (Quy Nhơn) đến Đồng Nai. Đã quan sát thấy ở Khánh Hoà, Gia Lai, Kontum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai.

Thế giới: Cambodia.

Giá trị:

Loài quý hiếm của Việt Nam, có giá trị khoa học, thẩm mỹ.

Tình trạng:

Nơi sống bị tác động do con người và chiến tranh kéo dài khốc liệt, vùng sống bị thu hẹp vì mất rừng và cả săn bắt bừa bãi, vì vậy số lượng bị giảm sút đáng kể so với thời gian trước đây. Hiện nay ở Vườn quốc gia Cát Tiên là nơi bảo vệ Gà tiền mặt đỏ tốt nhất và có số lượng nhiều nhất nước ta.

Phân hạng: VU A1a,c C2a.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt nam (1992, 2000), Danh Lục Đỏ IUCN (1996, 2000), Sách Đỏ Chim  Châu Á (2001), bậc VU (sẽ nguy cấp), Nghị định 18/HĐBT (1992), Nghị định 48/ NĐ-CP (2002) và Phụ lục II của Công ước CITES. Tăng cường bảo vệ sinh cảnh sống nơi chúng phân bố. Nghiêm cấm việc săn bắt trong mọi trường hợp.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 268.

 

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Gà tiền mặt đò

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này