Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Thằn lằn chân ngón thương
Tên Latin: Cyrtodactylus thuongae
Họ: Tắc kè Gekkonidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    THẰN LẰN CHÂN NGÓN THƯƠNG

THẰN LẰN CHÂN NGÓN THƯƠNG

Cyrtodactylus thuongae Phung et al., 2014

Họ: Tắc kè Gekkonidae

Bộ: Có vảy Squama

Đặc điểm nhận dạng:

Là loài có kích thước trung bình, chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt 77.6 mm. Có đốm không đều trên lưng và chẩm. Vạch gáy đôi khi bị đứt đoạn ở giữa. Không có lỗ trước huyệt hoặc có 1 lỗ ở con đực. Dãy lỗ đùi tách biệt với dãy lỗ trước huyệt, 0 - 3 trên mỗi đùi ở con đực. Bụng có 29 - 44 hàng vảy dọc thân. Nếp da bên thân không có rải rác nốt sần. Lưng có 16 - 18 hàng nốt sần không đều. Có vảy đùi nở rộng và vảy trước huyệt nở rộng. Cựa sau huyệt có 2 hoặc 3. Vảy dưới đuôi nở rộng và không có rãnh trước huyệt.

Sinh học, sinh thái:

Loài bò sát kiếm ăn đêm thường sống ở khu vực rừng thường xanh nơi có nhiều những tảng đá mẹ xếp chồng lên nhau, thỉnh thoảng bắt gặp kiếm ăn tở các gốc cây lớn quanh khu vực hang đá và chỉ xuất hiện, kiếm ăn vào ban đêm. Thức ăn là những loài côn trùng sống trong khu vực. Đẻ 2 trứng vào đầu mùa mưa hằng năm trên các kẽ nứt đá và hốc hay kẽ nứt cây. T

Cyrtodactylus thuongae khác các loài cùng Giống Cyrtodactylus bởi những đặc điểm sau:

Khác với loài Cyrtodactylus thuongae bởi chiều dài thân (85.2 - 90.6 mm so với 57.3 - 77.6 mm), không có vảy đùi nở rộng (so với 2 - 5 vảy ở in Cyrtodactylus thuongae), có nhiều lỗ trước huyệt ở con đực hơn (7 - 8 so với 0 - 1) và sự khác nhau của hoa văn lưng (vằn ngang so với vết loang dọc).

Khác với loài Cyrtodactylus phuyenensis bởi có ít hàng vảy bụng hơn (33 - 40 so với 42 - 48), có một vảy trước huyệt nở rộng sinh lỗ ở con đực (so với không có) và khác hoa văn lưng (cổ sọc, lưng đốm không đều và vằn phía sau so với vết thâm không đều).

Khác với loài Cyrtodactylus bobrovi bởi không có lỗ đùi ở con đực (so với 3 hoặc 4 lỗ ở mỗi bên) và có ít hàng nốt sần ở giữa thân hơn (12 - 14 so với 20 - 22).

Khác với loài Cyrtodactylus puhuensis bởi có một hàng vảy dưới đuôi nở rộng và vảy đùi trước huyệt nối tiếp.

Khác với loài Cyrtodactylus chungi bởi có ít hàng vảy bụng hơn (30 - 31 so với 42 - 48 Cyrtodactylus thuongae) và hoa khác hoa văn lưng (vằn ngang không đều so với vết thâm không đều)

Khác với loài Cyrtodactylus orlovi bởi không có lỗ đùi (so với có 3 - 4 lỗ mỗi bên ở Cyrtodactylus thuongae), vách gáy liền mạch (so với đứt đoạn ở Cyrtodactylus thuongae), khác hoa văn lưng (vằn so với vết ở Cyrtodactylus thuongae).

Khác với loài Cyrtodactylus arndti bởi có ít hàng vảy bụng hơn (26 - 38 so với 42 - 48 ở Cyrtodactylus thuongae), ít lỗ đùi hơn (0 - 2 so với 3 - 4 mỗi bên ở Cyrtodactylus thuongae), khác hoa văn lưng (vằn không đều so với vết ở Cyrtodactylus thuongae), có vảy dưới đuôi nở rộng ngang so với không có ở Cyrtodactylus thuongae.

Khác với loài Cyrtodactylus sangi bởi kích thước lớn hơn (dài thân 56.3 so với 70.1 mm Cyrtodactylus thuongae), ít nốt sần bên dãy xương sống hơn (27 - 29 so với 34 - 35 Cyrtodactylus thuongae), ít vảy bụng hơn (37 so với 42 - 48), nhiều lỗ trước huyệt ở con đực hơn (7 so với 5 hoặc 6).

Phân bố

Loài đặc hữu của Việt Nam, mới phát hiện năm 2014 ở núi Bà Đen thuộc tỉnh Tây Ninh và sống chung sinh cảnh với các loài Thằn lằn chân ngón đen Cyrtodactylus nigriocularis, Thằn lằn chân ngón bà đen Cyrtodactylus badenensis, Tắc kè bà đen Gekko badenii. Tên loài được vinh danh nữ tiến sỹ Nguyễn Thị Liên Thương - Trường đại học Công nghiệp thực phầm thành phố Hồ Chí Minh vì những đóng góp của bà vào các nghiên cứu bò sát ở Việt Nam.

 

Mô tả loài: Phùng Mỹ Trung, Nguyễn Quảng Trường, Phạm Thế Cường - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Thằn lằn chân ngón thương

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này