Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Thằn lằn ngón bù gia mập
Tên Latin: Cyrtodactylus bugiamapensis
Họ: Tắc kè Gekkonidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    THẰN LẰN CHÂN NGÓN BÙ GIA MẬP

THẰN LẰN CHÂN NGÓN BÙ GIA MẬP

Cyrtodactylus bugiamapensis Nazarov et al 2012

Họ: Tắc kè Gekkonidae

Bộ: Có vảy Squama

Đặc điểm nhận dạng:

Kích cỡ trung bình. SVL (chiều dài thân): 58.6 - 76.8 mm. Chiều dài đuôi 65. 3 - 85.0 mm. Thân mảnh, chân và ngón không dài lắm. Đuôi khá mảnh, dài hơn thân. Lưng màu vàng nhạt đến nâu nhạt (mẫu ngâm có màu be nhạt đến nâu) với các vạch ngang không dứt khoát hình thành bởi các vạch hơi tròn đến hình chữ nhật không đều nhau và các đốm nâu đen. Cổ có một vạch hẹp tối màu hình chữ U (có thể bị đứt đoạn ở giữa) kéo dài qua tai đến mắt. Mặt trên của đầu có vài đốm tối màu không đều nhau. Các vạch tối màu trên lưng đều có viền trắng. Đuôi có 8 - 11 vạch ngang tối màu, nhạt dần về mặt dưới đuôi. Có hai cặp vảy sau cằm lớn, kích thước cặp thứ hai bằng khoảng một nửa cặp thứ nhất. Mũi tròn, được viền quanh bởi vảy trước mũi, vảy mõm, vảy môi trên thứ nhất và 3 (hiếm khi là 4) vảy sau mũi nhỏ. Nốt sần trên lưng lớn, nhọn, hóa sừng nhiều, gồm 20 - 24 hàng dọc không đều nhau. Nếp gấp bên sườn ít phát triển. 36 - 46 vảy bụng giữa hai nếp gấp bên sườn. 164 - 205 vảy từ vảy sau cằm đến huyệt. 7 - 11 lỗ trước huyệt xếp thành dải hình chữ V ngược ở con đực. Không có rãnh trước huyệt và lỗ đùi. Vảy dưới đuôi đồng đều, không nở rộng thành tấm ngang, lớn hơn vảy bên đuôi. Số nếp da trung bình dưới ngón chân trước thứ tư là 15. 9 và dưới ngón chân sau thứ tư là 18. 3.

Cyrtodactylus bugiamapensis khác các loài cùng giống Cyrtodactylus ở những đặc điểm sau:

Khác với loài Cyrtodactylus otai ở kích thước từ mút mõm đến lỗ huyệt nhỏ hơn (85.2 - 90.6 mm so với 58.6 - 76.8 mm), thiếu vảy đùi nở rộng (so với 6 - 10 vảy ở Cyrtodactylus otai), xuất hiện lỗ trước huyệt ở con cái (so với 0 - 7 lỗ ở Cyrtodactylus otai) và sự khác nhau ở hoa văn màu lưng (vệt vằn ngang thân so với vết loang dọc thân).

Khác với loài Cyrtodactylus bobrovi bởi không có vảy đùi nở rộng (so với 6 - 10 vảy), có ít lỗ trước huyệt ở con đực hơn (5 so với 7 - 9 lỗ), không có lỗ trước huyệt ở con cái (so với 0 - 7 lỗ) và sự khác nhau của hoa văn lưng (vằn ngang thân so với vết loang dọc thân)

Khác với loài Cyrtodactylus puhuensis bởi có một hàng vảy dưới đuôi nở rộng và vảy đùi trước huyệt nối tiếp.

Khác với loài Cyrtodactylus chungi bởi có ít hàng vảy hụng hơn (30 - 31 so với 36 - 46) và ít vảy đùi nở rộng hơn (4 - 6 so với 6 - 8), khác hoa văn lưng (vằn ngang không đều so với đốm tròn hình thành vằn ngang không đều.

Khác với loài Cyrtodactylus orlovi bởi có ít lỗ trước huyệt hơn ở con đực (5 - 6 so với 7 - 11 ở Cyrtodactylus bugiamapensis), khác hoa văn lưng (vằn so với vết ở Cyrtodactylus bugiamapensis, một nạch gáy liền mạch (so với vạch phân chia ở Cyrtodactylus bugiamapensis), vằn ngang nâu đậm của đuôi hẹp hơn hơn khoanh xen kẽ nâu sáng (so với vằn rộng hơn khoanh xen kẽ ở Cyrtodactylus bugiamapensis).

Khác với loài Cyrtodactylus arndti bởi có ít lỗ trước huyệt ở con đực hơn (6 so với 7 - 11 ở Cyrtodactylus bugiamapensis), khác hoa văn lưng (vằn ngang nâu đậm không đều so với vằn ngang không rõ được hình thành bởi đốm tròn hoặc hình trứng màu nâu đậm ở Cyrtodactylus bugiamapensis), vạch gáy tương đối rộng, liền mạch hoặc đứt đoạn (so với vạch gáy đậm có thể bị phân rẽ, hẹp, hình chữ U ở Cyrtodactylus bugiamapensis) và có vảy dưới đuôi nở rộng ngang so với không có Cyrtodactylus bugiamapensis.

Sinh học, sinh thái:

Loài bò sát kiếm ăn đêm thường sống ở khu vực ven suối trên nền thảm thực vật rừng và trên thân các cây to và chỉ xuất hiện vào ban đêm. Thức ăn là những loài côn trùng sống trong khu vực. Đẻ 2 trứng ở các bọng, kẽ nứt vỏ cây vào đầu mùa mưa hằng năm. Tên loài được đặt theo vùng phân bố đã phát hiện.

Phân bố

Loài đặc hữu của Việt Nam, mới phát hiện ở Bình Phước (Vườn quốc gia Bù Gia Mập). Tại sườn núi quanh khu vực suối thuộc suối Dakka, tỉnh Bình Phước

 

Mô tả loài: Phùng Mỹ Trung, Nguyễn Quảng Trường, Phạm Thế Cường - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Thằn lằn ngón bù gia mập

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này